Mẹ&Con - Tự tin, dạn dĩ không phải là món quà… từ trên trời rơi xuống. Với những bé quá rụt rè, nhút nhát, bạn cần biết giúp đỡ và khơi gợi 'nội lực' của con. Mẹ sẽ ứng xử như thế nào khi trẻ bướng bỉnh? Giúp con vượt qua nỗi sợ hãi 4 điều cha mẹ làm trẻ khóc thầm

1. Nên khuyến khích con mời bạn bè đến nhà chơi

Không khí quen thuộc tại nhà giúp bé đỡ ngại ngần hơn, chủ động hơn, từ đó cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm giao tiếp hơn. Nên bắt đầu bằng những người mà trẻ thân thuộc nhất như bạn hàng xóm, anh chị em họ trạc tuổi, bạn ngồi cùng bàn với con trên lớp (nếu trẻ đã đi học)… Hướng dẫn con từng chi tiết nhỏ như mình cùng đi rót nước mời bạn uống nhé, rủ bạn con lên phòng con để ngắm con gấu bông của con đi… Ban đầu, nên hạn chế mời nhóm vì nếu lọt thỏm trong một nhóm trẻ, bé sẽ lại quay về với tính nhút nhát cố hữu của mình. Hãy bắt đầu bằng mối quan hệ 1-1, khi trẻ đã thật sự quen mới nâng lên dần số trẻ chơi cùng.

5-chieu-bien-tre-tro-nen-dan-di

2. Tuyệt đối không chê bai sự rụt rè của con

Càng bị chê bai, trẻ càng mất tự tin, càng thấy mình trở nên vụng về, lúng túng và chỉ muốn co lại trong vỏ ốc của chính mình. Bạn cũng nên cẩn trọng lời nói, đừng bao giờ ngồi trò chuyện với những người lớn khác (bạn bè, họ hàng, người thân) và lên tiếng than phiền về tính nhút nhát của con. Bé có thể nghe thấy và cho rằng mình không thể thay đổi được. Thường những bé nhút nhát là bé gái, có tính cách hơi nhạy cảm. Bạn cần hiểu để nâng niu tâm hồn của con, luôn nhắc cho con nhớ là con rất đáng yêu, rất dễ thương, rất giỏi… Những lời khen tặng sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn khi đứng trước bạn bè.

3. Cho con đi học các lớp năng khiếu

Một đứa trẻ có “tài vặt” sẽ lanh lợi và hoạt bát, tự tin hơn rất nhiều. Vì vậy, bạn nên chọn cho con một vài môn năng khiếu phù hợp và giúp con hòa vào những môi trường này. Bé có thể học vẽ, học đàn, học chơi cờ, học múa, diễn kịch… đều được cả. Ban đầu có thể bé dễ đỏ mặt, lúng túng, vụng về. Nhưng bạn hãy kiên nhẫn. Khi nhận ra mình ngày càng giỏi, rằng bé có thể làm được những điều mà các bạn đồng trang lứa chưa chắc làm được, bé sẽ ngày càng tự tin hơn.

5-chieu-bien-tre-tro-nen-dan-di

4. Nên cho con sớm đi học tiếng Anh

Môi trường học tiếng Anh thúc đẩy sự tự tin của trẻ phát triển từ rất sớm. Hãy nhìn nhận ưu điểm tuyệt vời này của nền giáo dục nước ngoài và chọn cho con một lớp tiếng Anh thiếu nhi phù hợp (học với người bản xứ càng tốt). Trong môi trường trẻ được cùng chơi với thầy cô, cùng được ca hát, reo đùa, không sợ bị la, được khuyến khích nói chuyện và đối xử công bằng, trẻ sẽ dần mất đi nỗi sợ hãi với người lạ hay người lớn.

5. Tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên hoặc chuyên viên tâm lý

Một số trẻ quá nhút nhát vì đã từng gặp phải một cú sốc tinh thần nào đó khi còn bé. Trong trường hợp này, bạn đừng vội vàng “đẩy” con vào chốn đông người với hi vọng sẽ làm con dạn dĩ hơn. Nên nhờ đến kinh nghiệm của chuyên viên để giúp trẻ từng bước hòa đồng trở lại. Nhưng nhớ là dù nhờ ai, dù đưa trẻ đi chơi ở đâu hay làm việc gì, bạn cũng nên luôn ở bên cạnh trẻ. Có thể ban đầu hãy nắm tay con để con biết rằng bất cứ khi nào trẻ cần, bạn luôn ở ngay bên cạnh.

HỎI NHANH BÁC SĨ

Q: Bé sắp đi học. Tôi lo lắm. Làm cách nào để chuẩn bị cho con khi bước vào môi trường mới. Cứ nghĩ cảnh con co rúm người lại vì sợ hãi, khóc lóc, không dám chơi với bạn, không dám vào lớp là tôi đứt hết cả lòng…

A: Nếu biết trẻ quá nhát, bạn nên chuẩn bị cho con ngay từ bây giờ. Hãy trò chuyện với con mỗi ngày, đặt ra tình huống để bé hình dung trước mình sẽ thấy gì hay phải làm gì ở đó. Kể càng chi tiết các sự việc càng tốt. Ví dụ như nếu như con muốn đi vệ sinh, con sẽ làm như thế nào, con sẽ hỏi ai, sẽ đi đâu… Nếu như cô giáo bảo phải xếp hàng, con sẽ đứng như thế nào, có khóc không, có gì phải sợ hãi không… Nên đưa bé đến trường chơi càng nhiều lần càng tốt, chỉ cho con làm quen với từng khu vực trong trường, giúp trẻ tưởng tượng đây là chỗ con xếp hàng, đây là chỗ con chơi giờ ra chơi. Thậm chí, hãy cho trẻ trò chuyện với các thầy cô, bác bảo vệ, người lao công, những bé khác cũng đang làm quen với trường lớp. Sự chuẩn bị càng chu đáo và bé càng hiểu rõ các tình huống sẽ xảy ra thì nỗi sợ hãi của bé sẽ ngày càng giảm đi. 

Tags:

Bài viết liên quan