Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân có thể xuất hiện ngay cả khi thời tiết se lạnh, mát mẻ. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu và cách khắc phục như thế nào. Nếu bé nhà mình đang gặp tình trạng này, Mẹ và Con mời bố mẹ tìm hiểu nhé!
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là gì?
Ra mồ hôi tay chân lạnh là hiện tượng bình thường trên cơ thể bé. Gần như toàn bộ bề mặt da đều xuất hiện lỗ chân lông mang nhiệm vụ điều tiết cơ thể bằng cách tiết mồ hôi.
Mồ hôi dưới dạng nước nên khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường sẽ lạnh dần. Chính vì vậy, đây được xem là hiện tượng rất bình thường.
Nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi tay chân
Tuy rằng tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ là bình thường, nhưng đôi khi đây cũng là lời “cảnh báo” của cơ thể bé.
Hệ thần kinh chưa hoàn thiện
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh. Nên những hoạt động tiết mồ hôi của hệ thần kinh cũng chưa ổn định. Vì vậy, dù thời tiết đang lạnh hay mùa đông trẻ sơ sinh vẫn ra mồ hôi.
Nhiều tình trạng mồ hôi tay chân lạnh có thể hết khi trẻ lớn lên, nhưng đôi khi tình trạng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân lạnh sẽ kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. Khi đó, bố mẹ nên đưa trẻ đi điều trị để tránh những bất tiện không đáng có.
Thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu
Cơ thể trẻ cần rất nhiều dưỡng chất để có thể phát triển ổn định. Nên khi thiếu bất kỳ dưỡng chất nào cơ thể sẽ có những thay đổi bất thường. Đặc biệt là khi trẻ thiếu canxi sẽ dẫn đến nguy cơ còi xương và chậm phát triển chiều cao. Đối với tình trạng này, sẽ đi kèm một số biểu hiện khác như:
- Bé thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là ban đêm
- Trẻ hay giật mình, ngủ không ngon
- Trẻ chậm phát triển chiều cao
- Biếng ăn, chán ăn, hay nấc cụt, ọc sữa
Bên cạnh đổ mồ hôi tay chân, khi trẻ thiếu chất sẽ xuất hiện mồ hôi trên nhiều các vùng khác trên cơ thể. Ví dụ như những vị trí xuất hiện nhiều lỗ chân lông như: gáy, trán, cổ… đặc biệt là trẻ sẽ đồ mồ hôi khi ngủ và trời lạnh.
Bé đổ mồ hôi tay chân do bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh lý nguy hiểm. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong (dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ). Khi bé đổ mồ hôi tay chân cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Nếu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, ngoài đổ mồ hôi trẻ còn có các biểu hiện sau:
- Khó thở, thở nhanh
- Bú ít, bú ngắt quãng, cữ bú kéo dài
- Ho thường xuyên, thở khò khè
- Chậm phát triển thể chất, người xanh xao
- Môi, đầu ngón tay, chân chuyển sang tím khi trẻ khóc
Cường giáp ở trẻ em
Tình trạng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân có thể là do tuyến giáp nếu hoạt động quá mức sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố. Từ đó, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng của cơ thể. Một trong số đó là hoạt động tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt.
Vì vậy, đây được xem là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân lạnh. Ngoài những triệu chứng vã mồ hôi tay chân thông thường, nếu trẻ bị cường giáp sẽ đi kèm các triệu chứng sau:
- Trẻ mất khả năng tập trung
- Sụt cân, chậm lớn dù đã bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
- Bé dễ quấy khóc, ngủ không thẳng giấc và dễ bị kích thích
- Đôi khi có sụp mí mắt trên và ít chớp mắt
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân di truyền
Gen di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể trẻ. Không khác gì trẻ sơ sinh, đối với người lớn cũng vậy. Tình trạng đổ mồ hôi có xu hướng thường gặp nếu như người trong gia đình cũng gặp tình trạng đổ mồ hôi.
Do đó, nếu trong gia đình có người bị đổ mồ hôi tay chân nhiều, và bạn nhận thấy trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân nhưng không xuất phát từ bất kỳ bệnh lý nào thì rất có thể nguyên nhân là do di truyền.
Cách khắc phục đổ mồ hôi tay chân lạnh ở trẻ
Khi xuất hiện tình trạng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân các bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng các biện pháp sau:
Bổ sung vitamin D
Như đã nói ở trên những dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là vitamin D cũng là rất quan trọng trong quá trình điều tiết thân nhiệt trong cơ thể. Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách:
- Bổ sung vitamin D bằng cách cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D
- Cho da trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hay chiều. Khi cho trẻ tắm nắng, bố mẹ nên lưu ý chỉ cho làn da trẻ tiếp xúc với ánh nắng. Tránh tình trạng để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
- Bổ sung vitamin D dạng nhỏ giọt hay dùng các viên uống, với cách này cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện
Tăng cường canxi để giảm tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân
Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là do thiếu canxi.
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là sữa tốt nhất cho tré sơ sinh và trẻ nhỏ nên hãy cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Vì đây là nguồn dinh dưỡng rất dồi dào cần thiết cho cơ thể bé phát triển.
Khi bước sang giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi), mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa protein, carbohydrate, canxi và axit amin… Đây cũng là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng cũng như phát triển của trẻ. Mẹ có thể bổ sung canxi cho bé qua các thực phẩm như:
- Bổ sung sữa cho trẻ và các chế phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua…
- Các loại hải sản như cá, tôm…
- Các loại trái cây như: chuối, táo
- Các loại hạt và đậu như: hạnh nhân, đậu lăng, đậu xanh…
- Các loại rau: rau dền, rau bina…
Bên cạnh đó, nếu thấy có dấu hiệu trẻ thiếu canxi trầm trọng, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến y bác sĩ chuyên khoa để dùng những viên uống hoặc hướng dẫn chọn thực phẩm bổ sung canxi.
Tình trạng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân lạnh là rất bình thường. Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện của một vài bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức quan trọng để khắc phục tình trạng này hiệu quả.