Mẹ&Con - Những con vật to lớn hay những tiếng động mạnh,… thế giới sẽ trở nên là một nơi đáng sợ đối với bọn trẻ. Hãy giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn bằng một vài mẹo sau đây. Làm gì khi con sợ món mới? Bé rất nghịch và không biết sợ Làm gì khi trẻ sợ nước?

Trẻ nhỏ thường có xu hướng sợ hãi trước những điều mà chúng cho là mối đe dọa ảnh hưởng đến sự an toàn của chúng, ví dụ như tiếng ồn và những con chó. Những mối lo sợ này thường mờ nhạt đi khi trẻ bắt đầu tự tin và độc lập hơn, nhưng những mối lo sợ khác lại xuất hiện khi trí tưởng tượng của trẻ bắt đầu trỗi dậy khi trẻ lên 2 tuổi. Việc bạn cố sức bảo vệ bé khỏi những thứ ‘ma quỷ’ ấy chỉ khiến bé càng thêm sợ hãi mà thôi.

Cách tốt hơn chính là giúp bé từ từ đối mặt với những nỗi sợ sau đây:

Sấm sét

Một tiếng nổ to không báo trước có thể khiến bé giật mình. Nếu bé nhăn nhó có nghĩa rằng bé đang rất sợ hãi. Mẹ hãy để cho bé thấy rằng điều này cũng rất thú vị. Hãy giải thích cho bé hiểu rằng mưa bão là hiện tượng hết sức bình thường, ví dụ như: “Có những ngày nắng và những ngày nhiều mây, thỉnh thoảng sẽ có những ngày mưa cùng với sấm chớp. Nhưng con đừng lo, chúng ta vẫn an toàn và khô ráo trong nhà như con thấy đấy phải không nào!”.

giup-con-vuot-qua-noi-so-hai

Để chuẩn bị bước tiếp theo, hãy dạy cho bé nhảy một “vũ điệu sấm sét” để giúp bé thích ứng với tiếng ồn trong sự vui vẻ thay vì sợ hãi. Bạn có thể giậm chân mạnh khi nhảy xung quanh nhà hoặc chơi trò dùng muỗng để  khua xoong chảo. Khi cơn sấm sét đến, ôm bé vào lòng một lúc, sau đó tiến dần đến cửa sổ để cho bé thấy bé vẫn an toàn trong vòng tay của bạn.

Chó

Thật dễ hiểu nếu như bé co rúm người khi “anh bạn hàng xóm” nhảy cẩng về phía bé. Chó có thể rất dễ khiến bé giật mình với tiếng sủa lớn, khi nó nhảy nhót hào hứng hoặc khi liếm lên mặt bé. Hãy để bé biết rằng phần lớn những chú chó đều là những người bạn tốt. Khi bạn nhìn thấy một chú chó, hãy hỏi người chủ rằng nó có an toàn đối với bé hay không. Sau đó làm động tác xin chào bằng cách để chú chó ngửi tay bạn trước khi xoa vào tai của nó. Giải thích cho bé cách vuốt ve lên bộ lông mềm mượt của chó, và cuối cùng hãy kiên nhẫn động viên bé thực hiện từng bước nhỏ cho đến khi bé không còn cảm thấy sợ chó nữa.

Khoảng thời gian… tắm rửa

Nhiều em bé trở nên sợ hãi với chậu tắm, bởi vì bé lo lắng việc mình sẽ bị nhấn chìm trong đó. Để xoa dịu nỗi sợ này, mẹ chỉ nên đổ một ít nước vào chậu và để bé quỳ xuống chơi đùa cùng đồ chơi một lúc. Bạn có thể cho bé thấy cá heo cao su sẽ không bị chìm trong chậu, và giải thích rằng bé cũng sẽ không bị như thế. Sau đó bạn nhẹ nhàng đặt bé vào chậu tắm và đổ thêm nước vào. Mẹ nên dùng đến dụng cụ che mắt cho bé khi gội đầu để tránh dây hóa chất vào mắt bé nhé. Đồ chơi sẽ giúp bé xao lãng và quên mất nỗi sợ hãi khi ở dưới nước đấy.

Những nhân vật hóa trang

Trong khi bạn mong đợi bé sẽ phấn khích khi nhìn thấy chú vịt Donald hóa thân thành người thì ngược lại bé chỉ tỏ ra sợ hãi mà thôi. Những nhân vật hóa trang với kích thước  đời thực có thể gây cảm giác sợ hãi đối với trẻ, đặc biệt là khi các tỉ lệ các phần cơ thể có xu hướng vượt quá tiêu chuẩn. Cảm xúc khuôn mặt không đổi của các nhân vật hoạt hình có thể khiến bé bối rối và lo âu. Để giúp bé hiểu được hóa trang là như thế nào, mẹ hãy cầm một chiếc mặt nạ tới trước mặt và di chuyển nó để thể hiện  cho bé biết rằng bạn vẫn là mẹ của bé đằng sau lớp mặt nạ kia thôi. Hãy cho bé đeo thử mặt nạ nếu bé cảm thấy thích. Khi đưa bé đến thăm bảo tàng hoặc sự kiện có các linh vật, hãy làm động tác “high five” với các linh vật và đề nghị bé nói lời chào “những người bạn” này bằng lời nói hoặc cử chỉ. Nếu bé chưa sẵn sàng cho điều này, mẹ hãy kiên nhẫn thực hiện trong lần tiếp theo nhé.

hóa trang nhân vật hoạt hình

Các“thế lực bóng đêm”

Đừng ngạc nhiên nếu như thiên thần nhỏ của bạn đột nhiên kháng cự lại việc đi ngủ.Có thể bé đang sợ sệt việc phải ở một mình trong căn phòng tối. Mẹ hãy giả vờ đóng vai ma quỷ xem sao, điều này có thể rất thực tế đối với bé. Hãy sử dụng loại đèn ngủ có khả năng khiến cho căn phòng của bé bớt “rùng rợn” hơn, hoặc tặng bé chiếc chăn hay gấu bông bầu bạn. Tập những thói quen nhẹ nhàng trước giờ ngủ như ôm ấp bé, đọc sách cho bé nghe hoặc hát ru bé ngủ sẽ giúp bé thư giãn trước khi nói lời chúc ngủ ngon với bạn.

Tuy nhiên, tốt nhất hãy tác động trực tiếp lên nỗi sợ hãi của bé, giúp bé vơi dần đi niềm tin về ma quỷ, và khoảng thời gian thích hợp nhất chính là vào ban ngày. Mẹ hãy vừa cho bé hiểu rằng mẹ rất hiểu nỗi sợ của con,  vừa từ từ truyền đạt tới con rằng ma quỷ chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Việc đóng vai làm các nhân vật có thể có tác dụng miễn là mẹ phải làm rõ rằng việc đó chỉ đơn thuần là một trò chơi.

Mẹ hãy cho bé hóa thân thành quái vật trước. Hâm nóng trò chơi bằng cách mẹ hãy chạy ra xa và giả vờ như đang sợ hãi. Khi tới lượt bạn, hãy đóng vai một tên quái vật vụng về, hài hước đến nỗi không thể bắt được bé. Bạn và con cũng có thể vẽ một bức tranh vui về ma quỷ cùng nhau. Hãy chắc chắn rằng sự vui vẻ và nụ cười toe toét luôn hiện lên trên mặt bé nhé!

Tags:

Bài viết liên quan