Đối với những ông bố bà mẹ có con nhỏ, hẳn đã không còn quá xa lạ với công việc thay tã hàng ngày cho bé. Nhưng liệu mọi người có đang làm đúng cách?
Để giúp những phụ huynh “tập sự” lần đầu chăm con nhỏ không còn bỡ ngỡ, lúng túng mỗi khi thay tã cho bé, Mẹ và Con hôm nay sẽ mang đến những kiến thức và thông tin cơ bản nhưng hữu ích về hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ sinh.
Hy vọng, thông qua bài viết này, bố mẹ sẽ có thể thuần thục hơn trong việc thay tã cho bé, hạn chế tối đa việc bé yêu phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng hay trẻ bị hăm tã do mặc tã sai cách.
Các bước chuẩn bị trước khi thay tã cho trẻ sơ sinh
- Trước khi thay tã cho trẻ, bố mẹ cần giữ một đôi tay sạch sẽ bằng cách rửa và lau khô.
- Giặt sạch khăn lau cho trẻ.
- Lựa chọn một vị trí phù hợp, sạch sẽ để tiến hành thay tã cho trẻ. Bố mẹ có thể đặt mền hoặc khăn tắm mềm mại trên giường, hoặc một mặt phẳng phù hợp để bắt đầu thay tã cho trẻ.
- Soạn ra những đồ dùng cần thiết bao gồm tã sạch, khăn sạch hoặc khăn ướt. Đối với các bé sơ sinh sở hữu làn da nhạy cảm, bố mẹ lưu ý nên sử dụng nước ấm và khăn vải thật sạch để vệ sinh cho trẻ, tránh gây kích ứng da. Trong trường hợp, bé có dấu hiệu dễ bị hăm tã, bố mẹ có thể chuẩn bị thêm kem chống hăm tả hoặc mỡ bôi trơn để thoa lên khu vực bị hăm cho bé.
Hướng dẫn thay tã dùng một lần cho trẻ sơ sinh
- Đầu tiên, bạn cần lột mở các miếng dán có trên miếng tã cũ. Lưu ý gấp ngay các miếng dán lại để tránh trường hợp dính vào da em bé.
- Tiếp đến, bố mẹ cần kéo một nửa phần phía trước của miếng tã cũ từ khu vực vùng kín của trẻ xuống từ từ. Nếu là bé trai, bố mẹ lưu ý dùng khăn sạch đã chuẩn bị che chắn phần dương vật của bé, tránh tình trạng bé tè và nước tiểu văng vào làm bẩn người.
- Trường trường hợp tã cũ có phân, bố mẹ lưu ý lấy phần trước của tã, túm gọn phần phân nhằm tránh rơi vãi ra bên ngoài.
- Từ từ nhấc hai chân của bé lên cao khỏi mặt phẳng, cùng lúc đó gấp đôi miếng tã cũ lại và phần chất bẩn sẽ nằm gọn ở bên trong.
- Bố mẹ sau đó lau sạch cho con bằng khăn giấy ướt. Nếu em bé là con gái, bố mẹ cần lưu ý lau từ trước ra sau phần hậu môn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín của bé, gây ra các loại nhiễm trùng nguy hiểm.
- Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ hăm tã ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể thoa một lớp kem mỏng chuyên chuyên trị hăm cho bé trước khi mặc tã mới.
- Tiếp theo, bố mẹ mở miếng tã mới và đặt xuống dưới phần mông của bé. Lúc này, phần trên của tã sẽ ôm lấy phần hông em bé. Trong trường hợp, bố mẹ sợ em bé tè hoặc đi ngoài nhiều, có thể vấy bẩn ra xung quanh…bạn có thể lót thêm một chiếc khăn tắm lớn phía dưới tã.
- Tiếp đến, dùng tay kéo nửa phần trên của tã lên sao cho giáp với phần bụng bé. Đối với em bé là trai, bố mẹ cần lưu ý đặt dương vật của trẻ sát xuống, tránh tình trạng bé tè lên phần trên cùng của tã.
- Hạn chế việc mặc tã che kín phần dây rốn của trẻ sơ sinh. Lúc này, bố mẹ có thể sử dụng loại tã mặc một lần được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh, với một lỗ trống ngay phần rốn của bé. Nếu không, bố mẹ có thể gấp phần tã ngắn lại, sao cho không tiếp xúc trực tiếp với phần rốn của bé.
- Lưu ý khoảng cách tã giữa hai chân trẻ phải có độ rộng vừa phải. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái. Nếu bố mẹ mặc tã ôm sát người bé, hoặc quá chất sẽ khiến các bé cảm thấy khó chịu, đồng thời dẫn đến tình trạng hăm tã.
- Sau đó, bố mẹ dán miếng keo dính ở hai bên để cố định tã cho bé.
- Cuối cùng, bố mẹ mặc quần áo sạch lại cho bé.
- Sau khi thay tã xong, bố mẹ lưu ý rửa tay thật sạch trước khi chơi hoặc tiếp xúc với con.
Cần lưu ý gì khi thay tã cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý
- Bố mẹ nên lưu ý thay tã cho trẻ sơ sinh thường xuyên. Theo các chuyên gia, đây chính là cách để giúp trẻ tránh nguy cơ bị hăm tã.
- Bố mẹ cần tìm hiểu thông tin về hăm tã bình thường ở trẻ, và tình trạng hăm tã do nấm để phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời cho con.
- Thường xuyên quan sát con nhỏ. Trong trường hợp bé hay ngọ nguậy tay chân, không ngừng quấy khóc, làm ồn trong suốt quá trình thay tã, bố mẹ mẹ cần có những cách thức để giúp trẻ giữ yên lặng. Ví dụ như: cho bé chơi đồ chơi, nghe nhạc…
- Do nhu cầu thay tã của trẻ sơ sinh là rất lớn, bố mẹ nên dự trữ tã tại nhà cho trẻ đến khi cần là có sử dụng ngay.
- Trong trường hợp phần phân, nước tiểu tràn ra ngoài, bố mẹ cần ngày lập tức chọn loại tã có kích thước phù hợp hơn với bé. Theo đó, bố mẹ nên lựa chọn tã dựa trên những thông số về cân nặng, chiều cao của trẻ, bởi các bé sẽ lớn rất nhanh và kích cỡ tã có thể sẽ nhanh chóng thay đổi.
- Khi thay tã cho trẻ, bố mẹ có thể kết hợp vừa nói chuyện hay hát cho trẻ nghe, chơi đùa cùng trẻ, chỉ ra các bộ phận khác nhau trên cơ thể trẻ và giải thích những gì bạn đang làm.
Và trên đây là những thông tin cơ bản về hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ sinh. Thông qua bài viết này, Mẹ và Con mong rằng, bố mẹ đã có thêm những kiến thức mới, từng bước hoàn thiện hơn trong cách chăm sóc con nhỏ.