Tại sao trẻ hay cáu giận, nguyên nhân cốt lõi bắt nguồn từ đầu? Việc trẻ thường xuyên có những biểu hiện nổi nóng, cáu gắt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ? Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu qua bài viết bên dưới. Tại sao trẻ hay cáu giận?
Nguyên nhân thông thường khiến trẻ hay cáu giận, ăn vạ có thể bắt nguồn từ sự thất vọng, khó chịu và mệt mỏi hoặc chỉ đơn giản là đói. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, trẻ hay cáu giận để để tìm kiếm và thu hút sự chú ý từ người lớn. Lúc này, trẻ trở nên cáu giận để có được thứ gì đó, hoặc để tránh phải làm một việc gì đó mà bé không thích.
Thông thường, các cơn giận dữ của trẻ sẽ xuất hiện vào cuối năm đầu đời. Đặc biệt, phổ biến nhất là ở những trẻ nhỏ có độ tuổi từ 2 đến 4. Cơn giận của trẻ thường gián đoạn sau khi trẻ lên 5 tuổi.
Tuy nhiên, nếu trẻ 5 tuổi và vẫn thường xuyên xuất hiện những cơn tức giận, rất có thể những cơn tức giận ấn tồn tại suốt thời thơ ấu.
Những biểu hiện thường gặp khi trẻ hay cáu giận:
- Hét, la lớn
- Khóc to, gào thét
- Lăn lộn trên sàn
- Dậm chân, vùng vằng
- Mạnh tay với mọi thứ xung quanh
- Một số trẻ còn trở nên đỏ mặt, có dấu hiệu bạo lực với những người xung quanh.
Bố mẹ cần lưu ý, quản lý cảm xúc ở trẻ nhỏ là một việc làm vô cùng quan trọng. Giúp bé trải qua sự phát triển toàn diện; giúp trẻ xây dựng được các mối quan hệ giữa tốt, mang lại đời sống tinh thần lành mạnh trong tương lai.
Trẻ em biết cách kiềm chế cảm xúc sẽ có thể khả năng quản lý những điều vui buồn, lo lắng… của mình và tránh không có biểu hiện (hành động và lời nói) gây hại đến ai.
Những nghiên cứu về giáo dục đã chỉ ra rằng, những trải nghiệm cảm xúc của trẻ ở độ tuổi trước 6 tuổi có ảnh hưởng lâu dài trong cuộc đời của trẻ; ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách tương lai của trẻ và đặc biệt, nếu trẻ thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ tác động lâu dài đến tính cách, sức khỏe cũng như các mối quan hệ cá nhân của trẻ trong tương lai.
Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý tới cảm xúc của trẻ từ sớm, giúp trẻ học cách điều chỉnh và quản lý cảm xúc một cách tốt nhất.
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ hay cáu giận?
Đối với những trẻ hay cáu giận, vai trò của bố mẹ đối với cảm xúc của trẻ lúc này nên chia làm hai loại:
- Hướng dẫn cảm xúc cho trẻ
- Giúp trẻ loại bỏ những cảm xúc tiêu cực
Cụ thể, việc hướng dẫn cảm xúc có thể hiểu là điều chỉnh cảm xúc của trẻ. Lúc này, bố mẹ có thể xem cảm xúc tiêu cực là một trong những cơ hội để bé hiểu về bản thân. Bố mẹ có vai trò hướng dẫn con đối phó với cảm xúc ấy, mà không gây hại tới chính bản thân và những người xung quanh.
Trước khi hướng dẫn con nhỏ học cách quản lý cảm xúc, bố mẹ cũng nên nghiêm túc suy nghĩ về bản thân. Đánh giá xem liệu chính mình đã quản lý cảm xúc tốt hay chưa? Trong quá trình dạy dỗ con nhỏ, bố mẹ có thực sự bình tĩnh hay vẫn tỏ ra nổi nóng, tức giận?
Để học cách thích ứng cũng như kiểm soát trẻ hay cáu giận, bố mẹ cần phải tự đăng ký tham gia vào các lớp kiểm soát cảm xúc. Bởi khi trẻ hay cáu giận đã trở thành một thách thức sự kiểm soát cảm xúc đối với chính bố mẹ.
Hay nói cách khác, chính việc hướng dẫn, dạy bảo con cũng chính là cơ hội để phụ huynh tự rèn giũa những kỹ năng, cũng như cách thức quản lý cảm xúc của chính bản thân mình.
Theo các chuyên gia, trong phần lớn các trường hợp, việc tìm hiểu và giải quyết triệt để nguồn cơn cáu giận của trẻ chỉ đơn giản là kéo dài nó. Chính vì thế, phương pháp thích hợp hơn để chuyển hướng cảm xúc của con nhỏ khi cáu giận đó là cung cấp cho trẻ một hoạt động thay thế, giúp hướng sự tập trung của trẻ vào một vấn đề khác.
Khi trẻ tức giận
Trong trường hợp trẻ tức giận, nhiều phụ huynh sẽ răn đe con bằng những lời hù dọa, trách phạt vô cùng nghiêm khắc. Tuy nhiên, đây vốn không phải là cách hay để dạy con khi trẻ hay cáu giận.
Ngược lại, việc trách móc lúc này chỉ khiến trẻ mất lòng tự trọng, cảm thấy không an toàn…Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ ngày càng trở nên cáu giận và tìm cách chống trả thụ động như một sự trả thù.
Khi trẻ hay cáu giận, kèm những biểu hiện khóc thét, la hét, ăn vạ…đầu tiện, bố mẹ cần thể hiện thái độ thông cảm, cũng như áp dụng khả năng lắng nghe để làm dịu cơn giận của trẻ, giúp trẻ cảm thấy được thông cảm.
Hạn chế đổ lỗi, nổi nóng với con, không mắng trẻ là hư hỏng. Thay vào đó, bố mẹ nên thấu hiểu và chấp nhận cảm xúc tiêu cực của trẻ. Sau đó, tìm cách chia sẻ với bé về cách xử lý tình huống một cách phù hợp nhất.
Khi trẻ cảm thấy ghen tị
Nguyên nhân khiến trẻ hay cáu giận còn do trẻ trải qua cảm giác ghen tị, đặc biệt khi phụ huynh quan tâm và yêu thương những đứa trẻ khác hơn.
Lúc này, thay vì trách mắng trẻ nhỏ, bố mẹ nên thông qua cơ hội này để chia sẻ với trẻ, giúp trẻ hiểu và trở nên thông cảm với những tình huống đó hơn, làm giảm cảm giác đố kị, ganh tị khiến trẻ cáu giận.
Để giúp trẻ hay cáu giận vượt qua những cảm xúc tiêu cực, giúp trẻ học cách kiểm soát bản thân, bố mẹ nên thấu hiểu và biết chấp nhận biểu hiện cảm xúc đa dạng của trẻ, từ đó giúp trẻ loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và hướng đến những thay đổi tích cực.
Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ sẽ biết cách hiểu hơn về cảm xúc của trẻ, biết cách giúp trẻ kiểm soát cảm xúc khitrẻ hay cáu giận, từ đó giúp trẻ trưởng thành hơn trong tương lai.