Trẻ nên bắt đầu được ăn dặm từ khi tròn 6 tháng tuổi bởi lúc này nguồn năng lượng từ sữa mẹ không còn đủ cung cấp cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, thực đơn ăn dặm của trẻ như thế nào luôn là nỗi niềm của nhiều ba mẹ Việt. Sau đây là thực đơn cho bé 7 tháng khỏe mạnh, tăng cân đều. Mời mẹ cùng tìm hiểu với Tạp chí Mẹ và Con!
Đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng
Dù bạn có lên thực đơn cho bé 7 tháng tuổi như thế nào cũng cần đảm bảo 4 chất để cơ thể bé phát triển khỏe mạnh. Sau đây là 4 nhóm chất quan trọng:
Nhóm cung cấp bột đường sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.
Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.
Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả nguồn chất béo từ thực vật và động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.
Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin là rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân. Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2 – 3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.
Trích: Bộ Y tế
Những lưu ý khi lên thực đơn cho bé 7 tháng
Bên cạnh việc cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, ba mẹ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau đây để phòng tránh những tình huống không đáng có:
- Ba mẹ nên tận dụng những thực phẩm có sẵn tại địa phương, không chạy theo những thực phẩm mới lạ hay trái mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm và giá cả phải chăng
- Nên chế biến thức ăn cho trẻ mềm, sau đó tăng cấp độ lên từ từ để bé tập nhai
- Không nêm thêm mắm muối vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi, vì rất dễ làm “kiệt sức” quả thận của trẻ
- Tập cho trẻ ăn từ ít tới nhiều, dần dần thêm thực phẩm mới vào thực đơn cho bé 7 tháng để làm quen và dùng lâu dài
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm tạo nên màu sắc thơm ngon, hấp dẫn và đủ chất.
- Bạn có thể thêm ít dầu mè, lạc (đậu phộng), mỡ cá… để cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho trẻ mau lớn
- Bạn không nên cho trẻ dùng nước ngọt, ăn bánh ăn dặm trước bữa chín. Chúng sẽ khiến trẻ no, dẫn đến tiêu thụ bữa chín kém đi, thậm chí là bỏ bữa
- Tất cả những dụng cụ chế biến thực đơn cho bé 7 tháng tuổi đều phải đảm bảo vệ sinh. Nên rửa bằng xà phòng chuyên dụng và phơi ráo nước dưới trời nằng trước khi sử dụng cho trẻ
Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm giúp tăng cân đều
Tuần 1
- Bột cải bó xôi
- Bột bí ngô
- Bột đậu xanh
- Khoai lang nghiền sữa
- Bột khoai tây, cà rốt
- Bột bí xanh
- Bột bí đỏ hạt sen
Tuần 2
- Bột khoai lang
- Bột su su
- Bột cà rốt
- Bơ trộn sữa
- Bột su su, cải bó xôi
- Bột gạo loãng
- Bột bí ngô yến mạch
Tuần 3
- Bột súp lơ xanh
- Bột khoai tây
- Bột rau mồng tơi
- Bột đậu Hà lan
- Xoài nghiền sữa
- Bột cà rốt, súp lơ
- Bột cà chua
Tuần 4
- Bột măng tây
- Bột cà chua, bí đỏ
- Bột bí đỏ, đậu hà lan
- Bột khoai lang
- Bột ngô ngọt
- Cháo bí xanh
- Đu đủ nghiền sữa
Tuần 5
- Cháo su su + dầu oliu
- Bí đỏ nghiền phô mai
- Cháo su su nấu với nước dashi + dầu óc chó
- Súp hành tây, khoai tây trộn sữa
- Bắp cải tím và bí ngòi nghiền
- Khoai tây nghiền + đậu hũ non
- Cá lóc nghiền + Cháo rau chân vịt
Tuần 6:
- Táo hấp nghiền sữa
- Cháo rau bó xôi
- Ngũ cốc gạo táo
- Khoai lang nghiền, cải thìa
- Cháo mịn cà rốt, bông cải
- Bột ngô ngọt
Tuần 7
- Bột đậu xanh cà rốt
- Bột gạo sữa khoai tây, cà rốt
- Bột yến mạch sữa
- Bột gạo sữa rau cải bó xôi
- Bột gạo sữa bí đỏ
- Sữa chua táo nghiền (không đường)
- Cháo su su + dầu oliu
Tuần 8
- Cháo hạt sen
- Bơ nghiền sữa
- Cháo đậu cove
- Ngô ngọt + cháo cà rốt
- Bún lòng đỏ trứng
- Sốt khoai tây gan tươi
- Súp rau củ nghiền sơ
Tuần 9
- Cháo mịn bí đỏ, sữa
- Cháo mịn bắp cải, đậu xanh
- Cháo mịn trứng, cà chua
- Khoai lang nghiền, cải thìa
- Cháo mịn cà rốt, bông cải
- Súp khoai tây sữa, đậu
- Cháo bí đỏ, cải xoăn
Tuần 10
- Bột gạo + Sữa mẹ (hoặc Sữa công thức)
- Bột yến mạch + Bí đỏ + Sữa
- Bột yến mạch + Trứng
- Lòng đỏ trứng luộc + rau củ
- Cà rốt, bí đỏ, khoai lang luộc
- Nước ép đào
- Món cháo bí đỏ và tôm
Tuần 11
- Cháo thịt và rau xanh
- Cháo thịt gà rau củ
- Súp khoai lang và sữa
- Cháo cá hồi khoai tây
- Cháo trứng và cả rốt
- Cháo thịt bò cùng rau chùm ngây
- Cháo cá hồi và phomai
Tuần 12
- Cháo bí ngô phô mai
- Bắp cải trộn đậu phụ
- Bí đỏ trộn táo
- Rau cải bó xôi trộn ức gà
- Súp khoai lang nghiền
- Lòng đỏ trứng khoai tây
- Cá thịt trắng trộn bí đỏ
Tuần 13
- Cháo mịn cà rốt, bông cải
- Súp khoai tây sữa, đậu
- Cháo bí đỏ, cải xoăn
- Bột gạo sữa khoai tây, cà rốt
- Bột yến mạch sữa
- Bột gạo sữa rau cải bó xôi
- Bột gạo sữa bí đỏ
Tuần 14
- Bột yến mạch phô mai
- Bột gạo sữa rau cải bó xôi
- Cháo mịn bắp cải, đậu xanh
- Cháo mịn trứng, cà chua
- Khoai lang nghiền, cải thìa
- Bột gạo sữa bí đỏ
- Cháo hạt sen
Tuần 15
- Cà rốt, bí đỏ, khoai lang luộc
- Nước ép đào
- Món cháo bí đỏ và tôm
- Súp hành tây, khoai tây trộn sữa
- Bắp cải tím và bí ngòi nghiền
- Bột su su, cải bó xôi
- Bột gạo loãng
Tuần 16
- Cháo cá hồi và phomai
- Súp khoai tây sữa, đậu
- Cháo bí đỏ, cải xoăn
- Bột gạo loãng
- Bột bí ngô yến mạch
- cháo su su + dầu oliu
- Cháo mịn trứng, cà chua
Ăn dặm là cột mốc rất quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, ở giai đoạn này ba mẹ cần chuẩn bị thực đơn cho bé 7 tháng là tốt nhất. Mẹ và Con hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn và có cách chăm sóc trẻ đúng trong giai đoạn ăn dặm. Chúc ba mẹ và bé có thật nhiều kỷ niệm đẹp trong hành trình chăm sóc bé!