Khoa học đã chứng minh, một giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do vậy, việc tạo điều kiện để trẻ có được một giấc ngủ sâu, trọn vẹn cả về chất lượng lẫn thời lượng, là điều mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý. Và một trong số đó chính là cho bé ngủ riêng. Vì sao?
Cho bé ngủ riêng, tại sao lại quan trọng đến thế?
Như đã nói, cho bé ngủ riêng là một trong những cách đơn giản nhất giúp trẻ cải thiện giấc ngủ, từ đó mang đến những lợi ích tích cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, ngay từ sớm, các mẹ nên hình thành thói quen cho bé ngủ riêng để giúp có có được cơ hội phát triển toàn diện nhất. Một vài lợi ích khi cho bé ngủ riêng có thể kể đến là:
- Cho bé ngủ riêng sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh. Đúng vậy, bạn không nghe lầm đâu. Một nghiên cứu ở Anh đã chỉ ra rằng, hơn một nửa những trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh đều bắt bắt nguồn từ nguyên nhân do bị bố, mẹ đè lên dẫn đến ngạt thở. Lúc này, cho bé ngủ riêng với một không gian rộng rãi, thoải mái sẽ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ.
- Cho bé ngủ riêng giúp các con dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Cụ thể, khi ngủ chung với bố mẹ, trẻ vô tình sẽ tự hình thành một số thói quen không tốt như quấy khóc, đòi ăn lúc nửa đêm, dẫn tới giấc ngủ của bé bị gián đoạn và khó đi vào giấc ngủ sâu. Nếu cho bé ngủ riêng, các con sẽ tự hình thành những thói quen tốt, giúp các con tự biết ru mình vào giấc ngủ, từ đó ngủ đúng giờ, giấc ngủ trở nên sâu và chất lượng hơn. Thói quen ngủ đúng giờ sẽ giúp bé sớm hình thành đồng hồ sinh học ngay từ khi còn bé.
- Cho bé ngủ riêng giúp trẻ tăng tính tự lập, tự tin hơn, không dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ để có thể ngủ được ngay từ khi còn nhỏ.
- Cho bé ngủ riêng giúp tránh được những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý non nớt của trẻ. Điển hình như, nếu trẻ ngủ chung với bố mẹ từ bé cho tới lớn, khi trẻ tỉnh dậy có thể vô tình bắt gặp những tình huống không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ như: bố mẹ quan hệ tình dục, cãi nhau, hoặc có những hành vi bạo lực gia đình. Đây là những tình huống sẽ gây ảnh hưởng xấu, và thậm chí làm chấn động tới tâm lý của trẻ khi lớn lên.
Thời điểm thích hợp cho bé ngủ riêng
Tùy vào từng trẻ mà việc chọn thời điểm cho bé ngủ riêng có thể sẽ khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể cho bé ngủ riêng từ sớm nếu trẻ hợp tác. Theo các chuyên gia, bố mẹ không nên cho bé ngủ riêng quá muộn sau 3 tuổi. Bởi đây là thời điểm trẻ đã bắt đầu có khả năng phân biệt được giới tính.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, việc cho bé ngủ riêng vẫn còn gặp phải rất nhiều phản đối. Vì thế, đối với môi trường và văn hóa nuôi dưỡng con cái ở Việt Nam, việc cho bé ngủ riêng có thể bắt đầu khi trẻ được từ 4-6 tuổi. Trước đó, bố mẹ phải thật sự tâm lý và và khéo léo để thuyết phục, trấn an con nhỏ, để bé không lo lắng và sợ hãi khi tự ngủ riêng.
Tập cho bé ngủ riêng đúng cách
Khi bắt đầu cho bé ngủ riêng, bố mẹ cần thực hiện từ từ theo các giai đoạn sau để trẻ có thể thích nghi dần với việc ngủ xa bố mẹ:
- Đầu tiên, bạn nên cho bé ngủ riêng nhưng vẫn nên gần với nơi ngủ của bố mẹ. Nghĩa là, bạn có thể cho bé ngủ riêng trong một chiếc củi, và đặt chiếc củi đó trong phòng của mình để có thể quan sát và đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho con. Việc làm này ngoài ra còn giúp trẻ không quá sợ hãi khi bắt đầu ngủ một mình.
- Tiếp đến, khi trẻ đã bắt đầu thích nghi và chấp nhận việc phải ngủ một mình, bố mẹ có thể dùng một màn che giữa, ngăn chỗ ngủ của bố mẹ và con để bé trở nên độc lập hơn.
- Cuối cùng, khi bé đã hoàn toàn quen với việc ngủ một mình, bố mẹ nên cân nhắc và động viên để cho bé ngủ riêng trong một phòng.
Tóm lại, việc cho bé ngủ riêng phải trải qua một quá trình tập luyện, để bé có thể làm quen. Thời gian này, bố mẹ nên chú ý quan tâm đến cảm nhận của trẻ, luôn luôn quan sát trẻ để con có được môi trường an toàn nhất.
Cho bé ngủ riêng, bố mẹ cần lưu ý những gì?
Khi cho bé ngủ riêng, quan trọng nhất là đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho coi. Do đó, bố mẹ phải chuẩn bị một không gian, cùng các vật dụng thực sự an toàn cho trẻ. Cụ thể, khi cho bé ngủ riêng, bố mẹ nên lưu ý sử dụng các loại chăn mỏng, mềm mại để tránh gây nghẹt thở cho bé khi ngủ. Nên bố trí những tấm che chắn quanh giường, lót đệm bên dưới nền nhà để đảm bảo nếu trẻ nhỏ có lật hoặc té khỏi giường vẫn an toàn.
Đặc biệt, bố mẹ không nên ép buộc con ngủ riêng nếu con chưa thực sự sẵn sàng. Lúc này, bạn chỉ nên thuyết phục, tâm sự và tập dần cho con những bước đầu tiên để con quen, cũng như hứng thú để chủ động ngủ riêng.
Những trường hợp nào không nên cho bé ngủ riêng?
Mặc dù cho bé ngủ riêng là cơ hội tuyệt vời giúp trẻ phát triển toàn diện, nhưng trong một số trường hợp, bạn không nên cho bé ngủ riêng nếu:
- Trẻ có điều kiện sức khỏe không tốt. Cụ thể, đối với những trẻ sinh ra với thể trạng không ổn định, mắc bệnh một số bệnh nguy hiểm, bộ mẹ nên theo sát để có thể chăm sóc và kịp thời hỗ trợ nếu con cần.
- Bé quá lo lắng, sợ hãi và chưa sẵn sàng tâm lý cho việc ngủ riêng.
Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên đây, bố mẹ sẽ hiểu hơn về lợi ích của việc cho bé ngủ riêng, từ đó bắt đầu hình thành thói quen tốt này cho con ngay từ nhỏ, để giúp trẻ có cơ hội phát triển toàn diện nhất.