Những chuyện mâu thuẫn này thường là do bố mẹ thiếu nhất quán, không tuân thủ quy tắc mình đặt ra, đi trái lại những điều đã dạy trẻ… chính những mâu thuẫn khi dạy con này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị lời nói của bố mẹ làm phản tác dụng quá trình nuôi dạy trẻ.
Con không được nói dối nhưng bố mẹ thì được
Chắc hẳn bố mẹ luôn luôn răn dạy con rằng cần thành thật với mọi người vì hành động nói dối sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Tuy nhiên chính bố mẹ lại là người không thực hiện đúng những gì mình đã dạy con. Thậm chí nhiều bố mẹ còn nói dối trắng trợn hay che lấp một số thông tin mà trẻ đã biết từ lâu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mức độ uy tín của trẻ mà còn thay đổi cách suy nghĩ của trẻ. Trẻ sẽ mang tư tưởng mình có thể thoải mái nói dối vì bố mẹ đã từng làm như vậy.
Chính vì vậy khi giao tiếp với trẻ bố mẹ nên xem xét lời nói của mình, đối với những chuyện trẻ đã biết bố mẹ nên thành thật chia sẻ. Một vài chuyện đặc biệt bố mẹ có thể dùng cách nói giảm nói tránh để không mất uy tín với bé, hơn nữa bé cũng không bị ảnh hưởng bởi câu chuyện.
Con phải ăn thứ bố mẹ chỉ định
Một thực đơn đa dạng nguồn thực phẩm sẽ giúp cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy nhiều bố mẹ thường xuyên ép trẻ dùng nhiều loại thực phẩm mà trẻ không hề yêu thích. Tuy nhiên bố mẹ thì lại sẵn sàng từ chối những món ăn mình không yêu thích, đây là một trong những mâu thuẫn khi dạy con thường gặp ở nhiều bố mẹ.
Khi dạy con, bố mẹ thường quên một điều là bất kỳ ai cũng có sở thích ăn uống cho riêng mình. Tất nhiên trẻ hay người lớn chúng ta đều có những thực phẩm KHÔNG thể ăn được dù đã dùng mọi cách. Trẻ em lại mất quyền này khi bố mẹ cứ ép buộc trẻ vào một khuôn khổ ăn uống nhất định. Việc làm này đều xuất phát từ sự thương con của bố mẹ, mong muốn con được khỏe mạnh. Mẹ và Con chỉ muốn khuyên bố mẹ rằng, chúng ta không nên ép trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ thích. Bố mẹ nên tôn trọng ý kiến của con, nên hỏi trẻ “con có muốn tập ăn món này không?” nếu câu trả lời là có bố mẹ nên kiên trì cho trẻ ăn từng chút một để quen với mùi vị. Nếu câu trả lời là không bố mẹ nên tìm những thực phẩm thay thế khác để thực đơn của bé đa dạng hơn.
Con không được dùng điện thoại lâu, nhưng bố mẹ thì được
Trung bình mỗi ngày chúng ta dành đến 3 tiếng đồng hồ để truy cập mạng trên di động. Chưa kể thời gian chúng ta làm việc, giải trí trên laptop, TV… nhưng chắc hẳn sẽ không ai quản chúng ta về khoảng thời gian dùng điện thoại. Tuy nhiên trẻ lại bị giới hạn thời gian dùng thiết bị điện tử, điều này là hoàn toàn đúng vì nếu trẻ dành quá nhiều thời gian vào thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến thị lực, khả năng giao tiếp… nhưng có lẽ bố mẹ đang áp dụng sai cách để quản lý thời gian của trẻ đồng thời phạm phải một trong những mâu thuẫn khi dạy con.
Bạn nên làm gương cho trẻ về việc dùng điện thoại và giải thích với trẻ rằng bố mẹ đang giải quyết công việc. Bên cạnh đó bố mẹ nên tìm thêm các phương pháp để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị quản lý thời gian như: tăng thời gian giải trí bằng cách thực hiện công việc nhà, đổi điểm 9 – 10 để tăng thêm thời gian dùng thiết bị điện tử…
Con phải mặc trang phục theo sở thích của bố mẹ
Nhiều bố mẹ thường xuyên mua sắm rất nhiều quần áo cho trẻ theo sở thích của BẢN THÂN, tuy nhiên bạn có chắc rằng những trang phục mình cho là đáng yêu sẽ được trẻ yêu thích hay không? Vì bố mẹ và con cái mang một khoảng cách thế hệ rất lớn nên gu thẩm mỹ sẽ có phần khác nhau. Có thể giải thích rằng bố mẹ vì thương con nên mới mua thật nhiều quần áo đẹp, nhưng trước khi mua chúng ta nên hỏi ý kiến của các bé trước khi mua để phù hợp với sở thích của trẻ nhất nhé!
Con phải chia sẻ mọi thứ, nhưng bố mẹ thì không
Mỗi khi con đi học về bố mẹ sẽ hỏi liên tục về hành trình hôm nay của bé như thế nào, bé có chuyện gì vui không, có được cô giáo khen không?…Tuy nhiên ít bố mẹ nào chịu chia sẻ một ngày của mình diễn ra như thế nào vì nghĩ rằng trẻ sẽ không hiểu và gây áp lực cho trẻ khi biết quá nhiều về công việc của bố mẹ. Tuy nhiên đây là một trong những suy nghĩ sai lầm của nhiều bố mẹ, vì tâm lý của trẻ xa bố mẹ suốt cả ngày sẽ rất tò mò bố mẹ đã làm gì khoảng thời gian xa mình. Vì vậy, bố mẹ hãy chọn những chuyện vui về công việc để chia sẻ với trẻ nhé!
Con phải lập tức làm theo yêu cầu của bố mẹ
Bất kỳ bố mẹ nào cũng mong muốn con trẻ phải nghe “mệnh lệnh” của mình ngay lập tức, mà không hề quan tâm đến trẻ đang làm gì và nghĩ gì. Việc thường xuyên bỏ qua ý kiến của con trẻ sẽ khiến chúng nghĩ rằng quan điểm và nhu cầu cá nhân của mình không còn quan trọng. Từ đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của trẻ sau này.
Chính vì vậy, để tránh mâu thuẫn khi dạy con này bố mẹ hãy nhẫn nại và dùng cách đặt câu hỏi khác để trẻ cảm thấy được tôn trọng hơn. Bạn có thể đặt câu hỏi: “Con đang làm gì vậy? Con có đang bận gì không? Làm giúp bố/ mẹ việc này nhé!… chỉ cần đặt câu hỏi đơn giản, trẻ sẽ cảm thấy đỡ áp lực và được tôn trọng nhiều hơn.
Mâu thuẫn khi dạy con: Con không nên sợ đám đông, nhưng bố mẹ lại sợ dư luận
Người lớn thường có tâm lý con cái phải là phiên bản hoàn hảo nhất của mình nên bố mẹ thường xuyên khuyến khích con phải làm những điều mình chưa làm được. Tuy nhiên bố mẹ đã quên rằng trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm lý của bố mẹ. Đặc biệt là cảm giác sợ đám đông. Đây là một nỗi ám ảnh tâm lý không phải khắc phục ngày một ngày hai mà có thể hoàn thiện lại được. Vì vậy, bố mẹ nên dành thời gian thật nhiều cho bé dần làm quen với đám đông.
Để khắc phục mâu thuẫn khi dạy con này, bố mẹ chỉ cần ghi nhớ người lớn tuy không còn nỗi sợ đám đông tuy nhiên dư luận luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người trưởng thành. Nên với tâm hồn mỏng manh của trẻ thì chúng ta không thể kỳ vọng được cao hơn mức bình thường.
Chúng ta thường bắt trẻ phải thật hoàn hảo nhưng lại phá vỡ đi quy tắc đã đặt ra trước đó. Từ đó nảy sinh nhiều mẫu thuẫn khi dạy con khiến trẻ không còn niềm tin vào bố mẹ nữa. Vì vậy, để dạy con thật tốt, chúng ta phải là tấm gương để trẻ noi theo.