Mẹ&Con - Nếu gia đình bạn đã có những thành viên nhí, chắc chắn bạn luôn mong muốn đảm bảo rằng chúng lớn lên khỏe mạnh và phát triển tốt. Điều này sẽ không có gì khó khăn nếu bạn thiết lập một kế hoạch nuôi dạy con thật tốt. Những công việc nhỏ trong gia đình chính là cách để con bạn được dạy bảo và rèn giũa mỗi ngày. Lợi ích tuyệt vời khi dạy con trồng cây Bí quyết dạy con của “mẹ Tây” Hình ảnh cảm động của cô bé 5 tuổi tự làm việc nhà

Lên kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày

Đây là việc làm tất yếu mỗi ngày của bất cứ gia đình nào. Dù cho trẻ chỉ làm được những việc rất nhỏ thôi vẫn nên cho trẻ biết rằng những gì trẻ đã làm đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc tạo nên bữa ăn gia đình. 

Ngay cả việc nấu ăn theo đúng trình tự cũng có tác dụng phát triển khả năng lắng nghe của trẻ. Hãy khuyến khích trẻ thử các loại nguyên liệu và thức ăn khác nhau. Khi nấu ăn cùng trẻ, hỏi xem trẻ thích và không thích những loại thức ăn nào và giải thích để trẻ hiểu được tầm quan trọng của thức ăn đối với sự phát triển của cơ thể. Trẻ nhỏ học hỏi về mọi thứ xung quanh thông qua các giác quan, và nhà bếp thực sự là nơi lý tưởng cho việc kích thích các gian quan của trẻ.

Để bé trở thành "thành viên tích cực" của nhà mình 6

Có thể bạn bận rộn đến mức không thể nấu ăn hoặc dư dả về kinh tế, thích ăn ở những nhà hàng sang trọng nhưng đừng quên dạy cho trẻ về ý nghĩa của bữa ăn gia đình, bạn nhé!

Tổ chức hoạt động ngoài trời

Dành một ngày cuối tuần để thực hiện một hoạt động để cả nhà cùng tham gia: bơi lội , mua sắm, ra ngoại ô đổi gió, nấu ăn… Bên cạnh đó, bạn nên ghép những trò chơi nhỏ để một ngày của cả gia đình thật thú vị mà không nhàm chán.

Tham gia những lớp học vận động

Ba mẹ cần tìm hiểu thông tin về các câu lạc bộ thể dục và trung tâm học tập cộng đồng, các lớp yoga hay thể dục nhịp điệu để cùng các con của mình tập luyện và nâng cao sức khỏe. Nếu con bạn còn quá nhỏ, bạn có thể đặt chúng ngồi trên xe đẩy và nhìn theo những động tác người lớn tập để bé tạo lập được ý thức vận động từ nhỏ. 

Bơi lội rất tốt cho trẻ đang ở độ tuổi phát triển vì vừa có lợi cho sức khỏe, vóc dáng, vừa rèn luyện được kĩ năng để tránh nguy hiểm khi trẻ không biết bơi.

Để bé trở thành "thành viên tích cực" của nhà mình 7

Căn phòng gia đình

Phòng gia đình là trung tâm hoạt động trong một ngôi nhà. Nên bố trí các vật dụng, thiết bị mà cả nhà có thể cùng sử dụng: Ghế sofa, bộ điều khiển trò chơi, kệ sách, kệ đĩa DVD, các dụng cụ tập thể dục…  Bạn cần tinh tế trong việc lựa chọn các vật dụng, không nên tập trung dành một khoảng không gian trong phòng quá lớn cho các thiết bị tập luyện thể thao. Nên thiết kế căn phòng thật hài hòa để các thành viên trong gia đình cảm thấy thật thoải mái khi ở cùng nhau.

Vừa làm, vừa chơi

Thay vì tách biệt mỗi thành viên trong gia đình làm công việc của riêng mình. Hãy biến những việc lặt vặt thành một trò chơi của cả nhà. Thử thách xem ai nhanh gấp quần áo nhanh hơn, ai quét dọn sạch hơn… và cố gắng đánh bại thời gian làm việc của mình vào lần sau. Mở nhạc trong khi làm, vì đây là thời gian tranh thủ để thư giãn và bọn trẻ có thể múa hát.

Để bé trở thành "thành viên tích cực" của nhà mình 8

Cùng nhau làm việc nhà

Những công việc gia đình như quét dọn nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ… gần như đặt trọn lên vai người mẹ. Nhưng trên thực tế, có những việc trẻ con cũng có thể làm được đấy! Vì vậy, bạn nên tạo điều kiện để cả nhà cùng chung tay và chia sẻ những công việc trong khả năng mỗi người. Đồng thời, thông qua đây cả nhà cùng được vận động và dạy cho con cái dần quen với các công việc nhà.

Tags:

Bài viết liên quan