Mẹ&Con - Khi trẻ ở độ 3 đến 5 tuổi, trẻ thường thích khám phá mọi thứ xung quanh mình và đặt ra những câu hỏi 'tại sao?' với bố mẹ. Số lượng câu hỏi cứ ngày một tăng lên, đôi khi sẽ làm bạn cảm thấy lúng túng hay thậm chí là khó chịu và phiền phức nhưng vô tình biểu hiện đó sẽ làm trẻ bị tổn thương. Vậy phải làm gì khi trẻ đặt những dấu chấm hỏi 'tại sao?' cần bố mẹ giải đáp? 10 phương pháp đơn giản dạy con thông minh 3 chiêu dạy con thông minh của mẹ Do Thái 10 dấu hiệu cho thấy bé của bạn thông minh hơn người

Vì sao trẻ lại hay hỏi?

Ở giai đoạn này, trẻ muốn tìm hiểu những gì trẻ thấy vì nó quá lạ lẫm so với trẻ nên những câu hỏi “tại sao thế này?” “tại sao thế kia?” “ đây là cái gì?”….. sẽ được trẻ tận dụng tối đa để trẻ thỏa mãn trí tò mò tự nhiên của mình.

Trẻ và những câu hỏi tại sao 5

Ứng phó với câu hỏi của trẻ?

Trước những câu hỏi của trẻ, bạn cần phải thoải mái và vui vẻ nhận những câu hỏi đó. Đừng vội trả lời mà hãy để bé tự suy nghĩ một lúc sau đó có thể hỏi ngược lại trẻ “vậy theo con thì tại sao?” để kích thích não trẻ phát triển và vận động suy nghĩ và đây cũng là cách tốt để bạn có thể tránh những câu hỏi hóc búa của trẻ.

Nếu trẻ chưa nhận được thông tin làm trẻ thỏa mãn, bạn cần phải giải thích để trẻ thật sự hiểu. Những câu trả lời của bạn cần ngắn gọn, dễ hiểu và thực tế, bạn có thể lấy ví dụ để trẻ có thể hiểu rõ hơn. Có thể bạn không biết nhưng hãy cùng trẻ suy nghĩ  bằng cách nói với trẻ “ mẹ cũng không biết, hay là mẹ con mình cùng nghĩ?”.

Cũng không nhất thiết phải trả lời một cách chính xác tuyệt đối theo cách hiểu biết và kiến thức của người lớn, bạn phải đơn giản nó lại và trả lời theo khía cạnh giúp trẻ hài lòng nhưng vẫn không sai sự thật. Làm lệch hướng câu hỏi của trẻ là một cách hay để không phải trả lời những câu hỏi mà trẻ không cần thiết phải biết. Bạn có thể hỏi ngược lại con bằng một câu hỏi khác như “Hôm qua chúng ta ăn món gì nhỉ, mẹ quên mất rồi?” hay “đợi mẹ một lát, mẹ làm việc này xong sẽ nói với con sau”. Trẻ hỏi rất nhiều nên chỉ cần bạn đánh lạc hướng câu hỏi của trẻ sẽ làm trẻ  quên câu hỏi vừa rồi.

Trẻ và những câu hỏi tại sao 6

Những điều bố mẹ không nên làm khi bé đặt câu hỏi?

Bạn không nên cáu kỉnh, lãng tránh, nói cho qua với trẻ, điều đó làm thắc mắc của trẻ không được giải đáp, sự tò mò của trẻ bị cụt hứng và trẻ không muốn hỏi nữa.

Dù trẻ có những câu hỏi đau đầu hay hóc búa thế nào bạn cũng đừng bao giờ im lặng. Trẻ sẽ hiểu đó là dấu hiệu cho thấy bạn không quan tâm đến chúng.

Những câu hỏi “tại sao?” của trẻ là cơ hội giúp trẻ có thể phát triển tư duy và bạn nên xem mỗi lần trẻ hỏi là cơ hội kích thích tính tò mò, gieo nhu cầu, giúp trẻ khám phá mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Vì vậy bạn cần khuyến khích trẻ đặt những câu hỏi để tạo tiền đề cho sự phát triển trí não của trẻ.

Tags:

Bài viết liên quan