Trẻ nhỏ thường không ý thức về những vật mà chúng cho vào miệng. Do đó việc ngạt thở do hóc các dị vật ở trẻ là điều mà ba mẹ luôn phải đề phòng. Dưới đây là 5 mẹo vặt sức khỏe phòng ngừa tai nạn dẫn đến ngạt thở, mẹ tham khảo ngay nhé!
5 nguyên tắc phòng ngừa ngạt do hóc – nghẹn
Trẻ con luôn ưa thích khám phá những món đồ nhỏ bé bằng cách đưa ngay vào miệng. Vì hành động này mà theo thống kê cứ 5 ngày lại có một trẻ bị hóc và nghẹn đấy. Vì vậy, chúng ta càng không thể xem nhẹ các biện pháp phòng tránh hóc nghẹn và ngạt thở ở trẻ. Cùng 5 mẹo vặt sức khỏe của Mẹ&Con, mẹ luôn chuẩn bị các phương pháp phòng tốt nhất nhé.
Kiểm tra thật kỹ các loại thức ăn
Theo dõi kỹ những gì bạn và những người xung quanh đút cho trẻ ăn. Một số thực phẩm tưởng chừng như vô hại và thậm chí lành mạnh nhưng lại có thể nguy hiểm cho con. Cụ thể như:
- Bỏng ngô:
Đây là một ví dụ khá điển hình. Trẻ dưới 4-5 tuổi không nên ăn bỏng ngô hay các loại hạt, vì con chưa phát triển đủ răng hàm để có thể nhai nát các loại hạt này.
- Xúc xích:
Cũng có thể là nguy cơ gây ngạt thở. Một chiếc xúc xích hoàn toàn có thể làm tắc đường thở của trẻ nếu không được cắt nhỏ cẩn thận. Để đảm bảo an toàn, hãy cắt đôi theo chiều dài và sau đó cắt thành những miếng mỏng hơn.
- Quả, hạt tròn:
Tương tự như vậy, những loại quả nhỏ và tròn cũng là những thứ mà trẻ rất thích vọc và đưa lên miệng. Chẳng hạn như nho, khi cho vào miệng nguyên quả cũng có thể làm tắc khí quản của con. Do đó, bạn nên gọt vỏ và sau đó loại bỏ hạt nho để con bạn có thể thưởng thức chúng một cách ngon lành và an toàn nhé!
- Bơ đậu phộng:
Là một món ăn bổ dưỡng và trông có vẻ vô hại. Tuy nhiên, khoan hãy cho những trẻ dưới 5 tuổi trẻ tuổi ăn món này vì kết cấu đặc sệt có thể dính lại trong cổ họng trẻ giống như cách mà kẹo cao su, kẹo dẻo hoặc kẹo cứng có thể mắc lại trong cổ họng con. Khí quản của bé còn rất nhỏ và chưa có đủ lực để nuốt toàn bộ lượng bơ đậu phộng lớn đưa vào miệng mình.
Đặt ra các quy tắc trong bữa ăn
Hãy luôn bắt con bạn ngồi thẳng lưng khi ăn. Việc cựa quậy, ngồi không yên trên bàn ăn hoặc nằm ngửa ra khi ăn đều có rủi ro gậy nghẹn – hóc. Ngoài ra, khuyến khích con ăn chậm – nhai kỹ. Cuối cùng, con không được nói chuyện hoặc hát khi có thức ăn trong miệng. Việc hít vào để lấy hơi khi nói chuyện khiến cho thức ăn chưa được nhai kỹ rơi vào cổ họng gây ra hóc, ngạt thở.
Chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi
Đôi khi, chúng ta dễ dàng bỏ qua những cảnh báo về độ tuổi ghi trên nhãn đồ chơi. Tuy nhiên, giới hạn về độ tuổi khiến bạn phải cảnh giác trước những nguy cơ ngạt thở ở trẻ mới biết đi. Kể cả những món đồ chơi không ghi rõ về giới hạn, bạn cũng hãy cân nhắc việc lựa chọn đồ chơi cho con thật cẩn thận như cách chọn thực phẩm cho con vậy.
Nếu con bạn có “sở thích” nhai những đồ vật xung quanh, hãy chỉ cho con chơi những món to hơn vòm miệng để hạn chế việc con nuốt vào và mắc nghẹn.
Luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi
Trẻ con có thể và sẽ “khám phá” được những thứ nhỏ bé trên mặt đất. Sỏi, que, pin, kẹp giấy và các vật dụng nhỏ khác có thể mắc kẹt trong cổ họng của trẻ, vì vậy hãy quan sát chúng thật kỹ.
Không một bà mẹ nào có thể theo dõi con suốt 24/7. Vì vậy, hãy tạo một không gian vui chơi sạch sẽ, trong vòng kiểm soát để con bạn có thể vui chơi thỏa thích và an toàn. Đặc biệt, Mẹ&Con cũng nhắc không quên chia sẻ những quy tắc này cho người thân và người trông trẻ của bạn. Sự hợp tác của cả gia đình hẳn sẽ là lá chắn bảo vệ con vô cùng chắc chắn phải không nào? Ngoài ra bạn có thể đọc thêm mẹo vặt sức khỏe khác tại đây.