Có những câu nói mẹ rất hay dùng hàng ngày khi trò chuyện, dạy dỗ bé. Thế nhưng, mẹ có biết đó lại là những câu nói khá “sai lầm” trong việc dạy bé! Mâu thuẫn cách nuôi dạy con: làm sao giải quyết? 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

Hãy tham khảo những câu nói dưới đây xem mẹ có hay mắc phải không nhé!

1. “Con là nhất”

Với mẹ, tất nhiên bé là nhất trên đời: Xinh nhất, đáng yêu nhất, giỏi giang nhất… Thế nhưng không nhất thiết mẹ phải luôn nói những điều ấy với bé. Điều này dễ làm bé tưởng mình làm gì cũng đúng và “ảo tưởng” (tuy là sự ảo tưởng của trẻ con) về sự vượt trội của mình. Thay vào đó, mẹ nên học cách khen trẻ bằng cách khuyến khich theo trường hợp. Ví dụ: Con mặc cái áo này xinh như công chúa. Ôi con giỏi quá, giải được bài toán này cơ đấy!…

9 câu nói sai lầm mẹ thường dùng với trẻ 5

2. Con nhất định phải làm được!

Đặt cho bé một mục đích phải đạt được, điều đó không sai. Nhưng bạn nên nhớ, con mình cũng chỉ là một đứa trẻ, đặt lên vai bé một áp lực là điều không nên. Hãy khuyến khích con luyện tập chăm chỉ theo một cách khác để con có thể phát triển và cảm thấy tự hào về bản thân. Bên cạnh đó là việc dạy bé phải chấp nhận sự thật bại và học được những bài học từ sự thất bại.

3. “Không sao đâu”

Khi con bị thương và bật khóc, bạn sẽ động viên rằng con không sao cả, như vậy có thể khiến con cảm thấy tồi tệ hơn. Bạn nên giúp con trấn an cảm xúc bản thân chứ không phải là coi nhẹ nó. Hãy dành cho con một cái ôm và hiểu được cảm giác của con bằng những câu như: “Mẹ biết con ngã đau lắm, nếu là mẹ mẹ cũng sợ, nhưng đã có mẹ ở đây…”.

4. “Nhanh lên nào”

Giục con nhanh lên trong khi con vẫn từ từ thưởng thức bữa sáng, có thể làm tăng thêm stress. Bạn có thể nhỏ nhẹ nói với con “Chúng ta hãy nhanh lên nào!”. Như vậy con sẽ cảm thấy bạn và con đang ở cùng một đội. Bạn cũng có thể biến hành động thúc giục thành trò chơi, chẳng hạn như: “Sao chúng ta không thi xem ai sẽ nhanh hơn?”.

5. “Chúng ta không đủ tiền mua đâu”

9 câu nói sai lầm mẹ thường dùng với trẻ 6

Câu nói này có thể khiến con nghĩ rằng bạn không thể kiểm soát được tài chính, và bé thực sự cũng chưa hiểu hết “không đủ tiền” là như thế nào. Hãy dùng cách khác để truyền đạt, chẳng hạn như: “Chúng ta sẽ không mua món đồ này vì chúng ta đang tiết kiệm tiền cho những thứ quan trọng hơn”. Nếu con đòi thảo luận về vấn đề này, bạn sẽ có cơ hội để trò chuyện với con về cách chi tiêu và quản lý tiền bạc.

6. “Không được nói chuyện với người lạ”

Khi trẻ gặp một người không quen, trẻ sẽ không nghĩ đó là người lạ nếu người đó đối xử tốt với mình. Thay vì cảnh báo trẻ như vậy, hãy dựng lên một kịch bản như “Con sẽ làm gì nếu một người đàn ông con không biết cho con kẹo và muốn chở con về nhà?”. Hãy lắng nghe câu trả lời, và hướng dẫn con cách hành xử hợp lý.

7. “Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh”

Câu nói này khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt và giảm hẳn cảm giác ngon miệng. Thay vì vậy, hãy nhắc con rằng: “Đầu tiên chúng ta ăn bữa tối, sau đó mới đến tráng miệng”. Sự thay đổi từ ngữ, dù rất nhỏ, cũng có thể tác động tích cực đến con.

8. “Để mẹ giúp”

Khi trẻ đang chơi giải câu đố, hoặc có gì đó khó, bạn sẽ muốn giúp đỡ trẻ ngay lập tực. Đừng làm như vậy! Vì sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của trẻ, bé sẽ luôn trông đợi vào câu trả lời của người khác. Thay vì đó, hãy đặt các câu hỏi giúp trẻ giải quyết vấn đề như “Liệu có nên đặt miếng lớn và miếng nhỏ này ở phần dưới chân không con? Sao con lại nghĩ vậy? Con hãy thử xem sao”.

9. Bố/ mẹ luôn đúng

Khi bé cãi bố mẹ, mẹ đôi khi vô tình bật ra câu nói: Con không được cãi, mẹ nói luôn đúng! Đó là một sai lầm vì nó áp chế tinh thần bé, khiến bé bị ức chế, và sau đó không dám bày tỏ ý kiến của mình nữa. Thay vào đó, hãy bình tĩnh phân tích lỗi của bé nằm ở việc cãi lại bố mẹ là hành động sai…

(Tổng hợp)

 

Tags:

Bài viết liên quan