Bao che, bênh vực trẻ
Con luôn đúng. (Ảnh minh họa)
Không cha mẹ nào là không thương con, nhưng thương theo kiểu mù quáng, bất chấp lỗi sai của con thì nên xem lại. Khi trẻ mắc lỗi thay vì yêu cầu trẻ nhận lỗi hay phạt trẻ thì bố mẹ bỏ qua, vì nghĩ con còn nhỏ chưa biết gì hay ai chẳng có sai lầm, đây chỉ là lỗi sai nho nhỏ thôi mà, không có gì đáng lo cả. Con phạm lỗi dù là trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, dù nhỏ dù to cha mẹ cũng nên nghiêm khắc “chỉnh đốn” để trẻ biết được rằng khi làm việc sai trái trẻ sẽ phải trá giả và chịu trách nhiệm về điều đó. Việc làm ngơ hoặc dung túng những lỗi sai dù là nhỏ của con vô tình cha mẹ sẽ “vẽ đường cho hươu chạy”.
Chửi thề
Mỗi ngày trẻ sẽ nhìn và bắt chước theo hành vi và cách ứng xử của người lớn để học hỏi và khôn lớn. Vì thế, khi cha mẹ thường xuyên nói tục, chửi thể trước mặt con, trẻ sẽ học theo và thực hành với những người xung quanh. Lâu dần, nếu cha mẹ cứ buông lỏng và xem nhẹ những câu nói tục tĩu này, trẻ sẽ trở thành đứa trẻ ăn nói thiếu văn hóa.
Luôn so sánh và chỉ trích con
So sánh con với bạn bè khiến trẻ tự ti hơn. (Ảnh minh họa)
Sao con kém cỏi thế, bạn A, bạn B cũng bằng tuổi con đã biết giúp ba mẹ biết bao nhiêu là việc. Còn con chỉ có ăn thôi mà… Mỗi đứa trẻ sẽ có những điểm mạnh yếu riêng, việc thường xuyên so sánh con mình với còn nhà người ta, vô tình cha mẹ tạo cho con cảm giác tự ti, luôn cảm thấy bản thân vô dụng, bất tài. Trẻ sẽ có xu hướng không muốn phấn đấu, vì chúng nghĩ dù có cố gắng đến đâu cho mẹ cũng không công nhận. So sánh con mình với con nhà người ta là bạn đang giết chết tương lai của con đấy.
Biến cuộc sống của con thành “đường đua”
Những đứa trẻ ngày nay, mỗi ngày đến trường đều nặng trĩu đôi vai, các bé không còn nhiều thời gian để chơi đùa, tuổi thơ của các con cũng vì thế mà bị ước mơ của cha mẹ vùi chôn. Mỗi ngày chúng phải học rất nhiều thứ, ngoài kiến thức trên lớp, trẻ còn phải học thêm đủ kiến thức trên đời. Đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, ép còn phải đạt được thành tích này thích tích nọ là cách cha mẹ đang giết đi tuổi thơ và tương lai của con. Vì mỗi đứa trẻ có một khả năng và điểm mạnh nhất định, thay vì ép con phải trở thành một người toàn năng, hãy khai thác điểm mạnh của con, giúp đỡ và hướng dẫn con phát triển tốt khả năng của mình. Đó mới là cách giúp con có một tương lai tươi sáng.
Thỏa mãn mọi yêu cầu của con
Luôn thỏa mãn trước yêu cầu của con. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, hầu hết trong mỗi gia đình Việt chỉ có 1 -2 con, cuộc sống cũng khá giả hơn nên ông bố bà mẹ nào cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Bởi vậy, khi con mèo nheo đòi bất cứ thứ gì đều nhanh chóng đáp ứng, vì nghĩ rằng con nhà người ta có được sao con mình lại phải chịu thiệt thòi. Có đáng la bao đâu.
Việc thường xuyên đáp ứng mọi nhu cầu và đòi hỏi của con, khiến trẻ quen thói ỷ lại, dựa dẫm và không biết trân quý những thứ mình đang có. Và không biết phấn đấu, vượt qua thử thách để đạt được điều mình muốn. Chúng sẽ luôn nghĩ rằng cần gì phải học, phải làm việc vất vả đã có ba mẹ lo cho rồi.
Thật nguy hiểm phải không các mẹ? Nếu không muốn tương lai sau này con trở thành đứa ăn bám, lông bông không nghề nghiệp, ngay từ bây giờ bỏ ngay thói quen xấu này đi các mẹ nhé.
“Dụ” con xem tivi để có không gian riêng
Một số ông bố bà mẹ vì không muốn con làm phiền và để có không gian riêng, luôn dụ con xem tivi để chúng không quấy phá. Các mẹ biết không? Đây không phải là cách thông minh đâu nhé. Trẻ thường xuyên ngồi trước màn hình tivi hoặc máy tính vừa hại mắt vừa khiến trẻ thụ động. Thay vì như vậy, buổi tối hãy đọc sách cho con nghe, rủ con cùng đọc sách, tập vẽ, chơi đùa vừa giúp ba mẹ giải trí vừa giúp ích cho việc học của bé nữa đấy. Vẹn cả đôi đường phải không nào!
Cho con tiếp xúc với công nghệ quá sớm
Cho con tiếp xúc với các thiết bị công nghệ từ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng, cho con dùng các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính, I pad sớm sẽ có ích cho việc học tập, giải trí của trẻ. Nhưng đây là một thói quen xấu, trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử sẽ dễ bị “nghiện” dẫn đến xao nhãng việc học, không thích ra ngoài, chơi điện tử nhiều, vừa ảnh xấu đến sức khỏe vừa khiến trẻ thụ động… Việc bố mẹ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ trong bữa ăn sẽ tạo thói quen không tốt cho con
Trút giận lên con vô cớ
La mắng, tức giận khi bố mẹ tức giận. (Ảnh minh họa)
Thật không công bằng khi con bạn chẳng có lỗi gì nhưng vẫn phải nghe những lời la mắng, quát tháo của bạn. Vẫn biết rằng cuộc sống hiện đại có nhiều áp lực, nhưng đừng mang những bực tức bên ngoài đổ hết lên đầu con. Vì suy cho cùng con bạn có lỗi gì đâu? Nếu thường xuyên la mắng, quát tháo con vô cớ, trẻ sẽ trở thành đứa trẻ lầm lì, căm nghét cha mẹ. Điều này, ảnh hưởng đến tâm lý và nhận thức của trẻ, chúng sẽ học theo cách của cha mẹ để giải quyết áp lực của mình. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cũng vì thế và càng ngày càng xa hơn.