Mẹ&Con – Sau sinh, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Ngoài triệu chứng mệt mỏi, kiệt sức, ra sản dịch... mẹ nên cẩn trọng với các triệu chứng nguy hiểm dưới đây. Băng huyết sau sinh Lưu ý sức khỏe sau sinh Rụng tóc sau sinh

Ra nhiều máu, có lẫn máu đông

Một trong những triệu chứng nguy hiểm sau sinh bạn không nên bỏ qua đó là xuất huyết tử cung nhiều và có lẫn cả cục máu đông. Bạn có thể theo dõi triệu chứng này bằng cách quan sát lượng máu ra thấm vào băng vệ sinh trong vòng 1 giờ. Nếu bạn thấy máu thấm ướt và có kèm theo tim đập nhanh, choáng váng, mệt lả và vã nhiều mồ hôi, hãy nhanh chóng đến bệnh viện nhé.

Đau đầu dữ dội

tram-cam

Ảnh minh họa.

Triệu chứng này có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống. Trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh, đau đầu cũng cảnh báo dấu hiệu của tiền sản giật. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy mắt mờ, chóng mặt và nôn mửa. Xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên nhanh chóng báo ngay cho người nhà và nhân viên y tế.

Huyết áp tăng cao

Muốn biết được những triệu chứng nguy hiểm sau sinh, bạn cũng cần theo dõi huyết áp bằng máy đo thường xuyên. Trường hợp thấy huyết áp tăng cao, kèm theo đau đầu, kiệt sức và mờ mắt…, nhiều khả năng bạn đang bị tiền sản giật.

Sốt cao trên 38 độ C

Một số sản phụ sau khi sinh từ 2 – 3 ngày có thể bị sốt cao trên 38 độ C. Lý do phổ biến là vì nhiễm trùng sau sinh. Khi đó, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị vì dễ gây biến chứng và ảnh hưởng tới nguồn sữa của bé.

Đau bụng trên, dưới

dau-bung

Ảnh minh họa.

Sau khi sinh, chị em cũng không nên coi thường triệu chứng đau bụng, bao gồm cả đau bụng trên và đau bụng dưới.

Nếu bị đau bụng trên bất thường, kèm mệt mỏi, buồn nôn, nôn, mờ mắt và đau đầu, rất có thể bạn đang mắc hội chứng HELLP, một biến thể của chứng tiền sản giật. Mặc dù hội chứng này hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho mẹ.

Với những cơn đau bụng dưới nhẹ sẽ không đáng lo ngại vì cơn đau này là do tử cung của phụ nữ sau sinh thường co bóp để trở về kích thước ban đầu. Thế nhưng, nếu cơn đau của bạn quá dữ dội thì hãy đi thăm khám sớm, vì rất có thể bạn đang bị viêm nhiễm, sót dạ con hoặc viêm đại tràng…

Đau ngực

Đau ngực cũng là triệu chứng nguy hiểm sau sinh mà nhiều mẹ thường bỏ qua, vì nghĩ chỉ là do bị căng tức sữa. Đây có thể là triệu chứng của tắc mạch phổi. Nếu xuất hiện cơn đau ngực và kèm triệu chứng thở ngắn, ho, bạn cần được thăm khám sớm.

Không kiểm soát được tâm trạng

Sau khi sinh, không chỉ cơ thể thay đổi mà tâm trạng của mẹ cũng “chuyển hướng” 360 độ, đặc biệt là với những mẹ sinh con đầu lòng. Nguyên nhân có thể là do mẹ vừa mệt mỏi vừa phải suy nghĩ nhiều đến chuyện chăm con, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài và nhất là sự biến đổi của hóc-môn.

Những lưu ý giúp mẹ tránh bệnh hậu sản

– Mẹ không nên ăn kiêng để giảm cân trong thời gian cho con bú. Tốt nhất, mẹ nên ăn uống đầy đủ, ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt, chất đạm, chất béo, vitamin A, canxi và muối khoáng. Tránh dùng các thức ăn khó tiêu hóa hay có tính cay, nóng như ớt, tiêu, bia, rượu, thức ăn nhiều dầu mỡ…

– Để tránh viêm nhiễm, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên và giữ vùng này luôn khô ráo. Mỗi ngày, mẹ có thể dùng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn rửa nhẹ nhàng bên ngoài từ 2 – 3 lần.

– Sản phụ sau sinh nên tránh gió và ở trong phòng có không khí lưu thông vừa phải, đảm bảo không khí trong lành.

– Đối với mẹ đẻ thường, nên kiêng chuyện vợ chồng trong khoảng 8 tuần đầu sau sinh. Còn với mẹ sinh mổ thì nên kiêng trong vòng 3 tháng. Ngoài ra, mẹ cũng chú ý không nên làm việc nặng, vận động quá sức trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.

– Để tránh trầm cảm sau sinh, mẹ cũng nên thẳng thắn chia sẻ những suy nghĩ của mình cho chồng hoặc người thân. Đôi khi, mẹ hãy nhờ chồng, người thân chăm con để có thời gian ngủ nghỉ thoải mái.

Tags:

Bài viết liên quan