Mẹ&Con - Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau khi em bé chào đời và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé. Làm thế nào thoát khỏi tình trạng này? Mẹ&Con mách nhỏ bạn đây! Điểm tên 6 loại thực phẩm dễ gây trầm cảm Kiểm soát trầm cảm khi mang thai Trầm cảm khi phải chung sống với gia đình nhà chồng

Trầm cảm sau sinh là hiện tượng khá phổ biến của các bà mẹ, gồm các biểu hiện như: Giận dữ, lo lầu, bồn chồn, sợ hãi, u buồn… nặng hơn có thể dẫn đến khuynh hướng tự sát. Làm thế nào để tự mình thoát khỏi tình trạng này? Dưới đây là 7 “lời khuyên vàng” dành cho bạn:

7 lời khuyên vàng cho phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là hiện tượng khá phổ biến của chị em phụ nữ – Ảnh minh họa

Tham gia lớp học tiền sản

Trước khi sinh em bé, hai vợ chồng bạn nên tham gia lớp học tiền sản. Trong khóa học này, bạn sẽ được tư vấn, cung cấp kiến thức cũng như hướng dẫn về tâm lý của người phụ nữ sau sinh, cách chăm sóc em bé, chăm sóc mẹ… Khi đã được hướng dẫn cặn kẽ, bạn và chồng sẽ thoái mái, tự tin hơn trong việc chăm sóc mình cũng như con cái, thoát khỏi gánh nặng của sự lo lắng quá độ.

Chế độ ăn uống

Đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp không chỉ tốt cho sức khỏe của con mà còn có tác động tích cực đến sức khỏe của mẹ. Chú ý tăng cường các thực phẩm có thể làm tăng nồng độ dopamine trong não như chuối và các loại hạt cũng là biện pháp giúp điều trị trầm cảm vô cùng hiệu quả.

Tập thể dục

Dành thời gian tập thể dục mỗi ngày không chỉ hỗ trợ bạn lấy lại vóc dáng thon gọn mà còn giải phóng endorphin giúp tinh thần phấn chấn, tăng cảm giác hạnh phúc. Thời gian thích hợp để bắt đầu tập luyện là khoảng tuần thứ 6 trở đi với thời lượng 15-20 phút mỗi ngày. Tuy nhiên bạn đừng quên chọn các động tác thật nhẹ nhàng, thậm chí chỉ cần đi bộ hít thở khí trời cũng là cách giúp cải thiện tâm trạng một cách hiệu quả.

Tập yoga hoặc thiền định

Thiền định hoặc tập yoga giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, quan trọng hơn còn có thể giúp bạn nhanh chóng thoái khỏi nỗi sợ hãi. Hình thức tập luyện tâm trí này đem lại tác dụng vô cùng lớn trong việc điều trị chứng trầm cảm sau sinh. Khi thực hành, hãy tập trung nghĩ về những điều tốt đẹp bạn đang có. Khi không có lý do gì để chán nản, ắt hẳn bạn sẽ nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn, chứng trầm cảm sau sinh cũng vì thế mà bị đánh lùi.

Mở lòng với mọi người

Đừng cô lập bản thân, cố gắng hòa nhập với gia đình và bạn bè càng nhiều càng tốt. Nếu có thể, hãy trải lòng với những người thân yêu của bạn. Việc làm này không chỉ giúp bạn tìm thấy sự đồng cảm, mà còn có thể mang đến cho bạn nhiều kiến thức, kinh nghiệm nuôi dạy con. Bận rộn trong niềm vui được nói cười với mọi người sẽ giúp bạn vui vẻ, không có thời gian cho những nỗi buồn độc chiếm tâm hồn.

Chiều chuộng bản thân

Dành thời gian yêu chiều bản thân, làm những công việc yêu thích của bạn như trang điểm, mua sắm, nghe nhạc, xem phim, trồng cây… Được sống với đúng sở thích, tâm trạng bạn sẽ cải thiện theo hướng tích cực hơn rất nhiều. Đừng lo không có thời gian chăm sóc em bé, người thân bên cạnh sẽ trợ giúp bạn việc này.

Ngủ ngon

Một giấc ngủ sâu đã được chứng minh rằng có thể chữa trị rất nhiều bệnh, bao gồm cả trầm cảm. Khi bạn ngủ ngon, não bộ cũng sẽ được nghỉ ngơi, tạm thời quên đi những lo lắng, muộn phiền. Tỉnh dậy sau giấc ngủ sâu sẽ khiến cảm thấy tỉnh táo, phấn chấn, sáng suốt và yêu đời hơn.

Chúc bạn luôn vui và hạnh phúc khi thực hiện thiên chức thiêng liêng của mình.

Tags:

Bài viết liên quan