Mẹ và Con - Trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt và có nguy cơ bị khuyết tật lâu dài về tinh thần và thể chất. Do đó mà mẹ bầu phải luôn cảnh giác trước những dấu hiệu sinh non...

Chuyển dạ sớm hay còn gọi là sinh non xảy ra khi các cơn co thắt thường xuyên dẫn đến việc mở cổ tử cung của bạn trước tuần 37 của thai kỳ. Sinh non xảy ra càng sớm, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé càng cao. Nhiều trẻ sinh non (thiếu tháng) cần được chăm sóc đặc biệt và có thể đối diện nguy cơ khuyết tật lâu dài về tinh thần và thể chất.

Do đó mà mẹ bầu luôn phải cẩn thận về những dấu hiệu sinh non trong quá trình mang thai. Trong bài viết này, Mẹ và Con sẽ gửi đến bạn những kiến thức liên quan để mẹ bầu có thể phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý phù hợp.

dấu hiệu sinh non

Nguyên nhân cụ thể của việc sinh non thường không rõ ràng. Có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể làm tăng khả năng sinh non, nhưng sinh non cũng có thể xảy ra ngay cả khi những thai phụ khỏe mạnh và hoàn toàn không mắc yếu tố nguy cơ nào.  

Dấu hiệu sinh non

Các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non bao gồm:

  • Cảm giác căng bụng (co thắt) thường xuyên hoặc theo cơn
  • Đau lưng dưới âm ỉ, liên tục
  • Cảm giác bị áp lực vùng chậu hoặc bụng dưới
  • Chuột rút nhẹ ở bụng
  • Ra máu âm đạo hoặc chảy máu nhẹ
  • Vỡ ối non (một lượng chất lỏng nhỏ giọt liên tục sau khi màng ối bảo vệ em bé bị vỡ hoặc rách)
  • Thay đổi loại tiết dịch âm đạo – có nước, giống như chất nhầy hoặc có máu

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ

trẻ sinh non

Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu sinh non, triệu chứng chuyển dạ sớm thì đừng nên quá lo lắng, bất an hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đừng lo ngại nếu đó chỉ là dấu hiệu giả, vì phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh, đúng không bạn? 

Các yếu tố rủi ro của chuyển dạ sớm

Nhiều yếu tố có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ sinh non, bao gồm:

  • Bạn đã từng trải qua việc sinh non, đặc biệt là trong lần mang thai gần đây nhất hoặc trong nhiều lần mang thai trước đó
  • Mang thai sinh đôi, sinh ba
  • Cổ tử cung rút ngắn
  • Các vấn đề với tử cung hoặc nhau thai
  • Hút thuốc lá hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp
  • Một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng nước ối và đường sinh dục
  • Một số tình trạng mãn tính, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường và trầm cảm
  • Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống gây sốc cho thai phụ
  • Quá nhiều nước ối (đa ối)
  • Chảy máu âm đạo khi mang thai
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh 
  • Khoảng cách thời gian giữa những lần mang dưới 12 tháng – hoặc hơn 59 tháng 
  •  Tuổi của mẹ còn quả trẻ hoặc quá lớn 

Các biến chứng khi sinh non 

Sinh non có thể gây ra một số lo ngại về sức khỏe cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như nhẹ cân, khó thở, các cơ quan kém phát triển và các vấn đề về thị lực.  Trẻ sinh non cũng có nguy cơ cao bị bại não, mất khả năng học tập và các vấn đề về kiểm soát hành vi.

Những biện pháp phòng ngừa sinh non 

sinh non

Tuy để hoàn toàn ngăn ngừa nguy cơ sinh non là điều rất khó, nhưng Mẹ và Con sẽ gợi ý một số cách để giúp bạn có thể đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và bé yêu được sinh đủ tháng:

Khám thai định kỳ. Việc thăm khám thai định kỳ có thể giúp các bác sĩ chuyên môn theo dõi sức khỏe của bạn và thai nhi một cách kỹ lưỡng.  Hãy đề cập đến bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào mà bạn quan tâm và lo lắng.  Nếu bạn đã có tiền sử sinh non hoặc phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của chuyển dạ sinh non, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe thường xuyên hơn trong khi mang thai.

Chế độ ăn uống lành mạnh. Một thai kỳ có khỏe mạnh hay không, phần lớn là do chế độ dinh dưỡng quyết định. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn nhiều axit béo không bão hòa đa (PUFAs) có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh non.  PUFAs được tìm thấy trong các loại hạt, đậu, cá và dầu hạt.

Tránh các chất kích thích.  Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.  Bạn có thể đến nhờ bác sĩ để giúp bạn xây dựng một kế hoạch bỏ thuốc hợp lí và hiệu quả.  

Cân nhắc thời gian mang thai.  Một số nghiên cứu cho thấy thời gian giữa các lần mang thai cách nhau dưới 6 tháng hoặc cách nhau hơn 59 tháng khiến nguy cơ sinh non tăng cao hơn.  Bạn có thể liên hệ với bác sĩ để có thêm lời khuyên về việc quyết định mang thai trong khoảng thời gian nào cho an toàn và hợp lis voisw cuoojc sống riêng của bạn. Thận trọng khi sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART).  Nếu bạn dự định sử dụng ART để mang thai, hãy cân nhắc xem có bao nhiêu phôi sẽ được cấy ghép. Vì phương pháp mang đa thai có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường 

Kiểm soát các bệnh mãn tính.  Một số bệnh như tiểu đường, huyết áp cao và béo phì, làm tăng nguy cơ sinh non.  Theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ và tăng cường phối hợp với bác sĩ riêng của bạn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. 

Đó là một số lời khuyên mà Mẹ và con dành cho bạn. Sinh non có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con, vì vậy việc kiểm soát sức khỏe thai kỳ và quan sát kỹ các dấu hiệu sinh non là vô cùng quan trọng. Chúc cho hành trình sắp tới của mẹ và bé tràn đầy sức khoẻ và hạnh phúc nhé!

Bài viết liên quan