Mẹ&Con - Không phải cứ dạy con là cần roi vọt hay sự kỉ luật. Đôi khi, chỉ cần áp dụng cách dạy con ngoan dưới đây là đã đủ khiến trẻ ngoan ngoãn và có cách hành xử tốt. 3 cách nghĩ sai trong việc dạy con Có nên dạy con bằng đòn roi? 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

Khoa học đã chứng minh, những đứa trẻ lớn lên trong tình thương, sự dịu dàng và cởi mở thường ngoan ngoãn và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần tốt hơn những đứa trẻ lớn lên bằng roi vọt hay sự chỉ trích, kỉ luật. Trẻ em là “chiếc gương soi” phản ánh cách dạy con ngoan của người lớn. Trẻ em luôn học hỏi từ chính những điều xung quanh trong cuộc sống hàng ngày và phản ứng lại với thế giới theo cách những gì chúng tiếp nhận được. Do đó, nếu bố mẹ hy vọng con mình lớn lên sẽ ngoan ngoãn và kỉ luật thì cách dạy con tốt nhất là gieo vào lòng trẻ tình thương và sự thấu hiểu thay vì la mắng hay kỉ luật.

Không la mắng hay kỉ luật không đồng nghĩa với việc “vô phép tắt”. Những điều trẻ con “không nên làm” vẫn được áp dụng và răn đe khi vi phạm nhưng với một hình thức khác nhẹ nhàng hơn nhưng sâu sắc hơn. Vậy, cách dạy con ngoan nào sẽ giúp trẻ trở nên ngoan ngoan và sống có kỉ luật?

1. Điều chỉnh cảm xúc của bản thân

Bạn muốn con ngoan ngoãn, không nóng nảy, cáu gắt, “hành động đi trước lời nói” thì việc trước tiên bạn hãy là người làm được điều đó. Nếu trẻ làm ra lỗi, bố mẹ hãy bình tĩnh, hít thở thật sâu, dành cho mình và con một khoảng không gian cũng như thời gian để cả 2 phía bình tĩnh và suy nghĩ lại. Khi bạn chắc mình đủ bình tĩnh và làm chủ được tình hình, hãy xuất hiện trước mặt trẻ và giải quyết tiếp vấn đề mà trẻ vừa “gây ra”.

7 cách dạy con ngoan không nước mắt, không roi vọt 4

Bố mẹ cần điều chỉnh cảm xúc, đừng giận dữ, cãi cọ trước con cái (Ảnh minh họa).

2. Đặt mình vào vị trí của con

Khi dạy con cái, rào cản lớn nhất giữa bố mẹ và trẻ chính là khoảng cách tuổi tác, thời đại. Do đó, trước khi quyết định răn phạt, khiển trách con hãy đặt mình vào vị trí của trẻ. Hãy tỏ ra thấu hiếu và cố gắng “nghĩ cùng điều” với trẻ để giải thích và đối thoại cùng trẻ. Điều này sẽ rất khó, nhưng bằng cách này, bố mẹ sẽ tìm ra nguyên nhân cũng như cách giải quyết khiến trẻ không cảm thấy bị “uất ức” hay ép buộc.

3. Luôn bên cạnh để sẵn sàng giúp đỡ con khi chúng cần

Không ai là hoàn hảo, không ai sẽ tự mình làm tốt tất cả mọi việc. Bạn biết điều đó và những đứa trẻ nhà bạn cũng sẽ cần như thế. Việc bố mẹ luôn ở bên cạnh không có nghĩa là bố mẹ làm mọi việc cho trẻ. Mà việc ở bên đôi khi chỉ là khuyến khích, động viên trẻ. Cho trẻ lời khuyên hay gợi ý, hướng dẫn cho trẻ những lúc trẻ “bí”. Chính việc bạn bỏ thời gian ra để ở bên cạnh hay trò chuyện, cho trẻ lời khuyên là động lực rất lớn cho trẻ làm tốt mọi việc. Càng nhận được sự khích lệ đúng lúc trẻ sẽ càng ngoan ngoãn và kỉ luật. Lâu dần sẽ trở thành thói quan và nếp sống trong sinh hoạt.

4. Giải thích trước khi đưa ra yêu cầu

Trẻ con cần học rất nhiều điều, mọi thứ đối với trẻ đều “như trang giấy trắng”. Do đó, để trang giấy ấy hoàn thiện một cách như bạn mong muốn, bạn nên bắt đầu từ việc học cũng trẻ mọi điều. Trước khi cho trẻ phản ứng lại với thể giới theo cách thật chỉnh chu. Hãy giải thích để trẻ hiểu vì sao nên như thế. Hãy cho trẻ làm quen với mọi điều và đánh thức mọi ham muốn cũng như giới hạn trong trẻ. Đảm bảo một điều rằng khi trẻ “hiểu” chắc chắn trẻ sẽ “biết” mình nên làm gì.

5. Không chỉ trích

Mọi lời chỉ trích nặng nề đều có thể đưa cảm xúc con người vào trạng thái tiêu cực thậm chí là “xem thường” bản thân mình. Đối với trẻ em, điều đó càng dễ xảy ra khi chúng chưa được tranh bị cho mình kĩ năng đương đầu với mọi thứ.

Nên hạn chế đến mức thấp nhất những trách móc, chỉ trích dành cho trẻ. Hãy rộng lượng và bỏ qua những lỗi lầm. Thay vì giận dữ và nói những câu khiến trẻ tổn thương, bạn có thể dành thời gian nói nhiều hơn với trẻ về những bài học thực tế trong cuộc sống, những hậu quả có thể xảy ra nếu trẻ sai phạm. Bằng cách này, trẻ vẫn có thể nhận ra mình sai mà không cần bất cứ một cơn tức giận nào xả xuống.

6. Sửa sai cùng trẻ

Bỏ qua lỗi lầm cho trẻ không đồng nghĩa với việc quên đi những sai lầm trẻ đã mắc phải. Hãy cùng trẻ sửa sai. Hãy hướng dẫn cho trẻ cách làm đúng và bản thân bố mẹ nên là tấm gương về sự sửa lỗi và xin lỗi.

7 cách dạy con ngoan không nước mắt, không roi vọt 5

Bố mẹ hãy luôn là người bên cạnh để sửa sai cùng trẻ (Ảnh minh họa).

7. Hãy hết sức kiên nhẫn với trẻ

Trẻ con là giai đoạn trẻ học hỏi và hoàn thiện chính mình. Đó là cả một quá trình dài cho cả trẻ và bố mẹ. Vì vậy, hãy hết sức kiên nhẫn với trẻ, càng nóng vội thì thứ bạn nhận về chỉ là sự ngoan ngoãn “hình thức” hay phản ứng tiêu cực của trẻ. Hãy nhớ rắng “mưa dầm thấm lâu”. Bằng cách này hay cách khác, khi bạn cho trẻ sự yêu thương và kiên nhẫn, chúng sẽ trẻ lại cho bạn những quả ngọt khi bạn không ngờ tới nhất.

Hy vọng với 7 cách dạy con ngoan trên, con bạn sẽ luôn ngoan ngoãn và hình thành tính kỉ luật mà không cần bất kì sự la mắng hay roi vọt nào. 

Tags:

Bài viết liên quan