Mẹ&Con – Thấy con đi bơi về cứ nằm dài ra, thường bố mẹ sẽ nghĩ con mệt do bơi nhiều hoặc do trời nắng. Nhưng có mấy ai nghĩ rằng đây là biểu hiện của tình trạng đuối nước trên cạn? Bố mẹ biết gì về Hội chứng chết đuối trên cạn ở trẻ nhỏ? Cà Mau: 3 bé gái đuối nước khi tắm sông cùng nhau Các bước sơ cứu nhanh khi trẻ bị nghẹn, đuối nước và chó cắn

6 biện pháp đề phòng trẻ chết đuối trên cạn 5

Thời điểm đuối nước trên cạn có thể xảy ra 24 giờ sau khi trẻ uống phải nước ở hồ bơi… (Ảnh minh họa)

Hội chứng chết đuối trên cạn thường rất dễ bị bỏ qua vì phần lớn mọi người chỉ quan tâm tới tình trạng đuối nước, chứ ít ai lai nghĩ một đứa trẻ đã lên bờ an toàn lại có thể gặp nguy đến tính mạng. Nguy hiểm hơn, khi thời điểm đuối nước trên cạn có thể xảy ra 24 giờ sau khi trẻ uống phải nước ở hồ bơi, sông, mương… Thậm chí, hội chứng đuối nước trên cạn có thể xảy ra trong khi đứa trẻ đang ngủ trưa hoặc ngủ đêm.

Làm gì khi trẻ có dấu hiệu chết đuối trên cạn?

Một trong những dấu hiệu bố mẹ cần phải lưu tâm là thấy trẻ mệt lả người, khó thở, đau tức ngực, ho liên tục do dây thanh âm bị nước đè, nôn mửa, hành vi bất thường, cực kì buồn ngủ sau khi đi bơi hoặc đi tắm dưới sông về. Đây có thể là những biểu hiện ban đầu của hội chứng chết đuối trên cạn. Khi phát hiện con có những dấu hiệu như vậy, bố mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện gần nhất để được kiểm tra kịp thời. Mặc dù trước đó con đã từng được nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp sơ cứu sau khi bị đuối nước.

Tại bệnh viện, trẻ sẽ được chụp X-quang vùng ngực, kết hợp truyền dịch và các bác sĩ theo dõi sát sao các dấu hiệu suy hô hấp hoặc tổn thương phổi. Đối với những trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ được chăm sóc đặc biệt, thậm chí trẻ còn phải “làm bạn” với ống thở trong một thời gian.

Đề phòng trẻ bị chết đuối trên cạn

6 biện pháp đề phòng trẻ chết đuối trên cạn 6

Bố mẹ nên cho con học bơi và tham gia các lớp học an toàn. (Ảnh minh họa)

Bố mẹ nên biết rằng, chết đuối trên cạn rất nguy hiểm nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp sau đây:

– Luôn luôn theo dõi, quan sát khi để con xuống bơi hoặc chơi ở những khu vực gần ao, hồ, sông, bồn tắm… Tuyệt đối không để con bơi một mình.

– Chỉ cho trẻ bơi ở những khu vực có nhân viên cứu hộ. Nếu nhà có hồ bơi, nên lắp rào chắn xung quanh hồ bơi.

– Luôn đeo áo phao khi đi thuyền, bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ.

– Trẻ được 4 tuổi trở lên, bố mẹ nên cho con đi học bơi và tham gia lớp học về an toàn dưới nước.

– Phụ huynh và người chăm sóc trẻ (cô giáo, bảo mẫu…) nên biết cách hồi sức tim phổi bằng việc kết hợp ấn ngực và hô hấp nhân tạo bằng miệng.

– Đối với trẻ lớn, hãy dạy con kiến thức về chết đuối trên cạn để con tự đề phòng rủi ro cũng như tự nhận biết các dấu hiệu bất thường của cơ thể để kịp thông báo cho bố mẹ. 

Tags:

Bài viết liên quan