Xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc trước khi kết hôn sẽ giúp bạn có được một cuộc hôn nhân viên mãn. Dẫu biết “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” nhưng những mâu thuẫn xoay quanh giữa câu chuyện tiền và tình luôn là một vấn đề nhức nhối trong hầu hết các cuộc hôn nhân. Thế nên quản lý tài chính trong hôn nhân là bước mà chúng ta không nên xem nhẹ.
Lập kế hoạch trước có thể giúp các cặp vợ chồng tránh xung đột và cùng hướng tới mục tiêu chung. Dưới đây là cách chuẩn bị và quản lý tài chính cho hôn nhân mà Tạp chí Mẹ và Con muốn chia sẻ đến bạn:
Xác định chi phí cho đám cưới
Theo khảo sát chung thì chi phí trung bình cho một đám cưới rơi vào khoảng 100 – 300 triệu đồng. Nhiều cặp đôi đã không khỏi lo lắng trước số tiền cần phải chi trả cho một lễ cưới, đôi khi lâm vào cảnh nợ nần vì nhiều lí do khác nhau. Việc chuẩn bị cho các khoản chi phí đám cưới còn dẫn đến tình trạng trầm cảm tiền hôn nhân của nhiều người, trong vòng vài ngày hoặc vài tuần trước khi cưới họ còn không còn ý định tổ chức lễ vì quá áp lực.
Thế nên bạn nên lập ngân sách và quản lý tài chính cho một đám cưới chu đáo trước khi quyết định tổ chức.
Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là chúng ta cần có sự linh hoạt hơn trong cách quản lý tài chính và tổ chức lễ cưới, hỏi. Bạn có nhiều cách để có một đám cưới tuyệt vời với ngân sách eo hẹp. Bạn có thể hạn chế danh sách khách mời, tìm kiếm những nhà hàng đồ ăn giá cả phải chăng hoặc tổ chức tiệc nhỏ tại nhà chỉ với những người họ hàng, bà con thân thuộc.
Sau tất cả, những địa điểm đắt tiền, những bộ cánh lộng lẫy thì cuối cùng vẫn chỉ là vật trang trí cho hôn lễ của bạn. Đến cuối cùng, thứ mà mỗi chúng ta cần vẫn là một cuộc hôn nhân bền vững theo thời gian. Do đó mà hãy cân nhắc và tính toán thật kỹ, bạn nhé!
Thiết lập các mục tiêu tài chính sau hôn nhân
Các cặp đôi có thể có các mục tiêu quản lý tài chính của riêng họ, bao gồm mua nhà, tiết kiệm để nghỉ hưu hoặc đi du lịch. Thảo luận về những mục tiêu này với nhau sẽ giúp cả hai rạch ròi trong vấn đề tài chính cũng như có thêm động lực cùng nhau cố gắng. Xây dựng tương lai cần có kế hoạch, hy sinh và cam kết. Vì vậy, cả hai bạn nên cùng đồng tâm hợp lực để tất cả những kế hoạch đi đúng hướng của nó.
Ngoài ra, một ưu tiên quan trọng đối với bất kỳ cặp vợ chồng nào là quỹ tiết kiệm khẩn cấp. Cuộc hôn nhân nào cũng có những thăng trầm và một quỹ khẩn cấp chung có thể giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn về tài chính. Trả bớt nợ xấu và tiết kiệm để nghỉ hưu là hai ưu tiên khác mà bạn cũng có thể nên cân nhắc, nó sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cả hai bạn.
Kiểm kê tài chính trước khi kết hôn
Ngay cả khi bạn quyết định giữ tiền của mình riêng biệt, kiểm kê tài chính sẽ giúp minh bạch. Mỗi người nên kiểm kê đầy đủ thu nhập, nợ, tài khoản hưu trí, tài khoản ngân hàng và tài sản mà họ đang có. Điều này có thể giúp cả hai hiểu được khả năng tài chính của nhau. Biết được tài chính của nhau có thể giúp bạn lập ngân sách, giải quyết nợ và theo đuổi các mục tiêu tài chính của mình.
Nhiều cuộc hôn nhân xảy ra vấn đề khi đã chính thức trở thành vợ chồng, họ mới phát hiện ra rằng đối phương có một số khoản nợ nhất định. Kiểm kê tài chính là cách minh bạch giúp cả hai hiểu rõ về mặt tài chính của nhau. Đôi khi, nó cũng là cách giúp cho hai bạn được gắn kết nhau hơn hay thậm chí là học cách san sẻ những khó khăn trong cuộc sống.
Phân chia trách nhiệm quản lý tài chính
Quyết định cách phân chia các nghĩa vụ tài chính như hóa đơn, tiết kiệm và tiền chợ hàng ngày là một phần mà hai vợ chồng không thể bỏ qua. Có những gia đình, người trụ cột có đủ khả năng tài chính, thì họ sẽ là người chi trả các khoản sinh hoạt phí. Nếu bạn và vợ/ chồng của bạn kiếm được mức lương gần bằng nhau, chi phí này có thể nên được chia đôi.
Bạn cũng có thể đóng góp một số tiền cho gia đình dựa trên mức thu nhập của bạn. Chúng ta cần đảm bảo rằng những vấn đề cần được thống nhất để không có những xung đột xảy ra làm hai bạn khó xử, đau đầu trong khi quản lý tài chính của bạn.
Một số câu hỏi bạn nên đề cập và thống nhất trước khi kết hôn
- Có nên mở tài khoản chung không?
Chia sẻ tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng dễ dàng hơn. Cả hai bạn có thể sử dụng tiền bất cứ khi nào cần. Việc phân chia chi phí sẽ đơn giản hơn khi không liên quan đến việc chuyển tiền giữa các tài khoản. Việc theo dõi chi tiêu của hai người cũng dễ dàng hơn.
Tài khoản ngân hàng chung cũng có những mặt trái của chúng. Chẳng hạn, nếu một người vợ chồng bước vào cuộc hôn nhân với nhiều khoản phải chi vì mục đích cá nhân, thì người còn lại chắc chắn không tránh khỏi cảm giác bực bội, khó chịu.
- Có nên duy trì các tài khoản riêng biệt không?
Các tài khoản riêng biệt cho phép mỗi người trong cuộc sống hôn nhân được duy trì sự độc lập về cách quản lý tài chính, Đây có thể là một giải pháp khả thi nếu vợ hoặc chồng của bạn không có nhiều tiền hoặc cả hai đều muốn có sự tự chủ tài chính.
- Có nên có một tài khoản riêng và một tài khoản chung?
Một số cặp vợ chồng chọn duy trì tài khoản chung để chi tiêu chung và tài khoản riêng để chi tiêu tùy ý. Điều này cho phép bạn chia nhỏ chi phí nhưng vẫn có tiền phục vụ cho những nhu cầu của riêng mình.
Đảm bảo rằng cả hai bạn đều có bảo hiểm đầy đủ
Bảo hiểm nhân thọ: Bảo hiểm nhân thọ là một mạng lưới an toàn quan trọng cho các cặp vợ chồng. Nó bảo vệ vợ/chồng và con cái khỏi thảm họa tài chính trong trường hợp bất ngờ. Do đó, bạn nên so sánh các gói bảo hiểm nhân thọ để tìm chính sách phù hợp với nhu cầu.
Có một số lựa chọn để mua bảo hiểm nhân thọ cho vợ/chồng, nhưng đơn giản nhất là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn riêng cho cả hai cá nhân, mỗi người trong số các bạn đặt tên cho nhau là người thụ hưởng.
Thế là bạn đã có thể có được những khái niệm cơ bản nhất về quản lý tài chính sau chia sẻ của Mẹ và Con rồi đấy. Chúc bạn áp dụng thành công và có một cuộc hôn nhân viên mãn!