Chuyện trẻ tị, nạnh, đấu khẩu, giận giỗi giữa anh em trong nhà là chuyện khá thường gặp. Đôi khi, mẹ không để ý đến những điều vụn vặt này. Nhưng mẹ có biết, những chuyện nhỏ giữa các con, nếu mẹ không chú ý và tháo gỡ ngay từ đầu, sẽ dẫn đến khúc mắc trong tâm lý trẻ, ảnh hưởng đến sự hòa thuận của anh chị em trong nhà. 3 cách nghĩ sai trong việc dạy con 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

Hãy áp dụng những “tuyệt chiêu” sau để các con luôn hòa thuận với nhau mẹ nhé!

5 cách mẹ dạy các con hòa thuận 4

Dành thời gian cho con

Việc dành thời gian cho con là rất cần thiết trong việc lắng nghe, chia sẻ tâm tư tình cảm của trẻ. Nếu không có thời gian cho trẻ, mẹ sẽ không kịp thời nắm bắt những thay đổi tâm lý hay mâu thuẫn của trẻ nhỏ để xử lý kịp thời.

Ngoài ra, việc dành thời g ian cho con cũng nên chia đều, không dành cho trẻ này nhiều, trẻ kia ít. Nhiều mẹ thương dành thời gian chăm chút cho đứa con nhỏ hơn, gây ra sự tị nạnh ở trẻ lớn. Mẹ nên sắp xếp lịch cụ thể: Ví dụ như thời gian cho con nhỏ bú, thời gian nhất định để đọc sách, vẽ tranh với con lớn…

Đối xử công bằng

Ngoài chia đều thời gian cho con, mẹ cũng phải đối xử với các con thật công bằng, cư xử tế nhị. Đôi khi, trong hai con có đứa yếu đuối hơn, con học hỏi hơn, khiến mẹ ưu ái nhiều hơn, khiến đứa trẻ còn lại thấy tủi thân. Vì vậy, cố gắng dành đều tình cảm cũng như sự quan tâm với tất cả các con, đừng để bé phải tủi thân mẹ nhé.

Tuyệt đối không nên so sánh

Cũng như đã nói ở trên, trong các con có đứa khỏe mạnh, đứa yếu đuối, đứa học giỏi, đứa không, đứa xinh đẹp, đứa kém xinh hơn… Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không bao giờ nên so sánh giữa các trẻ với nhau, ví dụ như: Chị con học giỏi mà sao con toàn điểm kém? Anh con đá bóng tốt thế sao con chẳng chịu tập thể thao gì cả… sự so sánh sẽ dễ khiến trẻ tổn thương, tự ti và có tâm lý mặc cảm, xa lánh anh chị em và cả cha mẹ…

Khuyến khích ưu điểm của mỗi trẻ

5 cách mẹ dạy các con hòa thuận 5

Mỗi trẻ có một năng khiếu, khả năng riêng. Là người mẹ, nên tạo điều kiện và khuyến khích trẻ phát huy năng khiếu của mình, để trẻ thấy mình có giá trị hơn, giỏi giang hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên “chia đều” lời khen cho các con nữa nhé.

Phân xử tế nhị

Khi có sự cãi vã, tranh chấp giữ các con, điều mẹ nên làm không phải là những câu xoa dịu kiểu “ép con” như: Con là chị hai con phải nhường em, hay: Lần nào con cũng bắt nạt anh vậy?

Hãy bình tĩnh, lắng nghe con nói từ hai phía để làm rõ vấn đề. Sau khi làm rõ rồi, mẹ nên phân xử đúng- sai một cách thật tế nhị, đừng để trẻ mất mặt. Mẹ có thể giúp trẻ nhận ra lỗi lầm của mình, biết cách xin lỗi, cũng như phân tích lỗi sai cả hai phía, sau đó cho các con làm hòa với nhau bằng những trò chơi chung có mẹ tham gia. Đừng tưởng chuyện cãi nhau chỉ là chuyện trẻ nhỏ. Nếu mẹ không phân xử công bằng và tế nhị, trẻ sẽ không phục và dần mất đi khái niệm “làm đúng – làm sai” đấy!

Tags:

Bài viết liên quan