Mẹ&Con – Khi trẻ còn nhỏ, chúng gần như không ngừng nói. Nhưng khi lớn thêm một chút, trẻ sẽ bỗng dưng cảm thấy thật khó khăn để bày tỏ với bạn những điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình. Giúp con vượt qua nỗi sợ hãi 9 cách dạy con hiếu thảo Lớn lên bé sẽ làm gì?

Nếu những “chiến thuật” tiếp cận con ngày trước không còn có tác dụng đối với bạn nữa, đây là lúc phải thay đối góc nhìn. Hãy cùng Mẹ&Con thử nghiệm những chiến lược dưới đây, biết đâu bạn sẽ hài lòng với kết quả đạt được đấy!

4 chiến lược giúp con cởi mở lòng mình 5

1. Hỏi trẻ những câu hỏi khác nhau

Phần đông các bâc cha mẹ đồng ý rằng câu hỏi “Hôm nay ở trường thế nào con?” là một câu hỏi không có câu trả lời xác đáng. Thay vào đó, bố mẹ hãy hỏi trẻ những câu hỏi thú vị và cụ thể hơn. Điều này giúp bố mẹ bắt kịp suy nghĩ của con về những gì đã xảy ra trong một ngày đến trường, giúp bé dễ dàng chia sẻ hơn. Hãy tạo cho bé khoảng thời gian được bày tỏ, thông qua đó tháo gỡ những nút thắt mà bé mắc phải ở trường.

Mẹ hãy khéo léo hỏi bé những câu hỏi như:

– Có chuyện gì vui ở lớp hôm nay không con?
– Con thường làm gì trong giờ giải lao nhỉ?
– Có bạn nào mang theo món gì lạ cho bữa trưa không?
– Con đã làm được gì vào ngày hôm nay?
– Có ai gặp rắc rối gì trong hôm nay không? Sao thế nhỉ?
– Điều gì khiến con xúc động nhất trong ngày hôm nay? Chuyện nào khiến con thấy vui nhất?
– Hôm nay con đã làm tốt nhất việc gì?

Câu hỏi cuối cùng thường có tác dụng rất lớn đối với những đứa trẻ có tính cách cầu toàn,  thường hay tự đặt ra thử thách cho mình. Mẹ hãy động viên trẻ để trẻ thấy được khoảng thời gian chia sẻ cùng bố mẹ chính là lúc chúng cảm nhận được sự thành công mà mình đạt được và tận hưởng trọn vẹn niềm vui đó.

4 chiến lược giúp con cởi mở lòng mình 6

2. Làm cho cuộc nói chuyện “dễ thở” hơn

Đôi khi có điều gì đó xảy ra trong cuộc sống của trẻ khiến bạn lo lắng vô cùng khi mãi không tìm được một câu trả lời thẳng thắn từ con. Những chủ đề nhạy cảm, những vấn đề thiên về cảm xúc có thể khiến bé không thoải mái đối mặt.

Thay vì lo lắng như thế, hãy cố gắng mềm mỏng. Mẹ nên bắt đầu cuộc hội thoại theo cách khiến bé thoải mái tinh thần nhất, ví dụ như “Nếu con đang viết một bài văn kể về lớp học của mình, theo con những điều gì là tuyệt vời nhất mà con sẽ nói đến? Và điều tồi tệ ở đó là gì?” hoặc “Nếu con có thể làm biến mất mãi mãi 3 thứ khiến cho con lo lắng và bận tâm, vậy 3 thứ đó là gì?” (Mẹ có thể chia sẻ ý kiến của mình trước). Khi bé đáp lại được ý của mẹ thì có nghĩa rằng mẹ đã đi đúng hướng một cách an toàn rồi đó.  Lúc này mẹ đã có thể lắng nghe được những suy nghĩ trong đầu con mà chẳng cần phải đưa ra một lời yêu cầu cứng nhắc nào cả.

Nếu đó là vấn đề khó nói, mẹ có thể đề nghị con viết ra giấy lúc con ở một mình hay trước khi đi ngủ. Nếu mẹ thành công, hãy tạo thành thói quen: Mẹ hãy mua một quyển sổ “chuyền tay” để trao đổi thông tin giữa mẹ và con. Với quyển sổ này, mẹ và bé có thể viết ra những điều mà người kia muốn chia sẻ cùng nhưng khó để nói ra bằng lời. Cách này rất hiệu quả đấy các mẹ ơi!

3. Thay đổi vai trò

Đối với nhiều đứa trẻ, nói chuyện mặt đối mặt khiến chúng cảm thấy như đang ngồi trên “ghế nóng”. Điều gì càng đơn giản thì càng dễ gần gũi  hơn. Mẹ có thể cùng con chuẩn bị bữa tối, nói chuyện hoặc xem phim cùng nhau, thông qua đó dễ dàng chia sẻ với nhau nhiều điều. Thay vì dè chừng những phản ứng trên khuôn mặt bạn, bé sẽ dễ dàng thổ lộ những tâm tư của mình hơn.  

Trẻ thường không nói những vấn đề của chúng cho bố mẹ nhưng lại dễ dàng chia sẻ với những người bạn đồng trang lứa. Điều này thật sự khiến mẹ phát điên lên được, tuy nhiên đó là sự phát triển hết sức bình thường. Mẹ nên khéo léo để ý những cuộc nói chuyện của trẻ – tuy nhiên tuyệt đối đừng trực tiếp xen vào – và mẹ sẽ bất ngờ khi nhận thấy con nói cười và chia sẻ rất thật tình và thoải mái hơn cả những lúc cùng mẹ trò chuyện trên bàn ăn nữa đấy!

4 chiến lược giúp con cởi mở lòng mình 7

4. Để bé tự giác

Kể cả khi bạn cảm thấy bạn và con không còn kết nối được như trước, đừng nên lúc nào cũng là người chủ động trong việc bắt đầu một cuộc nói chuyện. Hãy nhớ rằng, kĩ năng sống này rất quan trọng cho bé, giúp ích bé trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình và những thứ xung quanh mình.

Nếu bạn cảm giác rằng bé cần không gian riêng, hãy để con một mình, nhưng đừng quên để ý những hành động mà bé hướng đến bạn. Khi bé tự tìm đến bạn, dù bằng cách nào đi nữa (ví dụ như ngồi xem tivi cùng bạn, tỏ ý muốn giúp mẹ việc nhà…), hãy để tâm. Bởi vì lúc này có thể trẻ đang muốn nói chuyện. Hãy thể hiện cho bé biết rằng mẹ lúc nào cũng sẵn sàng lắng nghe những điều mà bé muốn chia sẻ.

(Theo Cozy)

Tags:

Bài viết liên quan