1. Dạy trẻ ứng xử trong mọi hoàn cảnh
Bạn cần tìm hiểu những suy nghĩ, tâm tư, sở thích để định hướng cho trẻ những hướng giải quyết phù hợp cho mọi hoàn cảnh. Sau đó, bạn hãy giúp trẻ thực hành và luyện tập với các hoàn cảnh để trẻ biết cách phán đoán và xử lý tình huống tốt nhất. Các mẹ thường xuyên rèn luyện bé để hình thành thói quen cho trẻ.
2. Dạy trẻ thân thiện, chân thành, lạc quan
Ngưởi xưa có câu “Trẻ em như búp trên cành” vì thế ngay từ nhỏ bạn phải rèn luyện bé cách sống lạc quan và luôn đối xử chân thành với mọi người xung quanh. Tạo cho trẻ tương tác xã hội thành công, các dấu hiệu có thể bằng lời hoặc không nhưng cần thiết để giao tiếp trong mối quan hệ.
Dạy bé sống ấm áp, gắn bó với mỗi người, giúp trẻ sống có cảm xúc hơn, nhạy bén. Đó là những tiền đề trở thành một lãnh đạo giỏi trong tương lai.
3. Khuyến khích trẻ sống có trách nhiệm
Các cậu con trai thường được ba mẹ nói câu “Con trai thì phải như thế” sau mỗi lần phạm lỗi là hoàn toàn không nên. Chính như vậy khiến con của bạn càng mắc thêm nhiều sai phạm hơn nữa, không chỉ thế các sai phạm sẽ tăng dần theo cấp số nhân.
Nếu muốn con trở thành lãnh đạo giỏi hãy rèn luyện con bạn ngày từ bây giờ, ngay từ những việc nhỏ nhất. Thường xuyên giáo dục trẻ sống có ý thức với những việc mình làm. Không bắt nạt người khác, giáo dục trẻ cách tôn trọng mọi người xung quanh.
4. Cho trẻ chơi những trò chơi tuy duy, sáng tạo
Hằng ngày các mẹ nên khuyến khích con mình chơi các trò tạo có tính lô gic như: xếp hình, lắp ráp hoạt các trò chơi có sự phối hợp với nhiều người. Chính những trò chơi, những hoạt động hàng ngày như vậy sẽ giúp bé hình thành tuy duy, sự phối hợp nhiệt tình của bản thân với những người xung quanh. Từ những việc nhỏ nhất sẽ góp phần vào sự sáng tạo, kích thích học hỏi của con trẻ.