Mẹ&Con - Bạn đang làm mọi cách để giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn, bắt kịp đà “nhanh nói” của bạn bè cùng lứa. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn mắc những sai lầm không nên có. Cụ thể là: Dấu hiệu con chậm nói và cách xử lý Nuông chiều quá mức, con cưng chậm nói Sao bé chậm nói

3 sai lầm thường gặp khi dạy bé chậm nói 4

1. Lặp lại lỗi phát âm của trẻ

Thấy con nói chưa chuẩn nhưng muốn khuyến khích con nên nhiều bà mẹ cứ chọn cách nói “sai” theo những phát âm của con. Ví dụ khi bé nói “thỏ” chỉ thành “ỏ”, mẹ… mừng quá mà cứ đọc theo con “con xỏ / con ỏ hả con?” mà quên cả việc quan trọng là chỉnh lại cho con. 

Hãy uốn nắn ngay từ đầu một cách vui vẻ để bé không bị áp lực. Ít nhất là bạn lặp lại từ đúng với một nụ cười. Con sẽ hiểu rằng mình cần bắt chước theo mẹ trong những lần sau.

2. Dạy bằng ngôn ngữ của con

Trẻ chậm nói chỉ nói rất ngắn, rất ít chữ. Phần còn lại mẹ tự… đoán và “phiên dịch” cho người khác. Nhưng nếu mẹ tỏ ra hiểu liền và không sửa, thậm chí còn nói theo cách mà con hay nói thì đó lại là cách chưa đúng. Ví dụ nếu bé chỉ nói được “ba hơm” (“Ba ơi, thơm (hôn) con!”) thì bạn không nên cứ hùa theo, nói “ba hơm” mỗi lần đưa bé đến gần ba. Bạn cần nói rõ cho con hiểu cách diễn đạt đúng: “Ba ơi, thơm con!”. Có thể bé chưa bắt chước được nhưng bé sẽ hiểu đó là “đúng” chứ không phải “ba hơm”.

3. Mẹ hiểu… quá nhanh!

Trẻ chậm nói vẫn rất thông minh và rất biết cách “ra dấu” hoặc diễn đạt theo cách mà trẻ muốn. Nhưng nếu mẹ “hiểu” quá nhanh và đáp ứng yêu cầu đó quá nhanh (chẳng cần chờ trẻ nói) thì đúng là trẻ sẽ chẳng việc gì cần… nói cả. Ví dụ bé đập đập tay vào bụng, chưa gì mẹ đã… đưa cái bánh cho con (đáp ứng ý trẻ muốn ăn) là không nên. Dù bạn hiểu con ngay thì bạn cứ làm ra vẻ “không hiểu”. Ví dụ lặp lại: “Con muốn gì?”, “Có phải con muốn ăn bánh không?”, “Mẹ đưa bánh cho con hả?”, “Bánh hả?”, “Bánh!”, “Con nói đi, bánh!”. Bằng cách kiên trì và “giả bộ không hiểu” như thế, bạn sẽ kích thích bé nói nhiều hơn.

Trẻ chậm nói sẽ ảnh hưởng gì?

Trẻ chậm nói dễ bực tức vì không biết cách bộc lộ hết suy nghĩ, cảm xúc của mình. Bạn cần kiên trì với con, hướng dẫn con cách biểu đạt bằng động tác trước khi con có thể nói được dễ dàng.

Trẻ chậm nói dễ mất tự tin trong giao tiếp, vì vậy bạn cần đưa con ra ngoài nhiều hơn, quan sát và giúp đỡ bé kịp thời, nhưng hãy để bé được tự do chơi với bạn.

Tags:

Bài viết liên quan