Mẹ&Con – Cùng trang lứa với các bạn nhưng con chỉ mới phát âm được các từ đơn giản, thích dùng cử chỉ hơn lời nói để giao tiếp… Mẹ đang lo trẻ chậm nói nhưng không biết cách khắc phục? Hãy để Mẹ&Con chia sẻ một vài kinh nghiệm, mẹ thử áp dụng xem nhé! Mẹo hay giúp bố mẹ hỗ trợ trẻ chậm nói Bé chậm nói là do những yếu tố này Điểm mặt những dấu hiệu trẻ chậm nói

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói?

3 mẹo giúp khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hiệu quả nhất 4

Cho con xem tivi, sử dụng điện thoại từ khi còn sớm trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ chậm nói. (Ảnh minh họa)

Trẻ chậm nói có thể là do gặp vấn đề về vòm miệng có liên quan đến lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng là yếu tố làm hạn chế sự cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói hơn. Bên cạnh đó, việc gặp trục trặc trong khả năng nghe cũng có liên quan đến vấn đề chậm nói của trẻ. Bởi khả năng nghe không được tốt sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Muốn con ngồi chơi một chỗ để mẹ làm việc hoặc dụ con ăn nên cứ thế cho con xem tivi, dùng điện thoại thoải mái… Điều này vô tình trở thành “thủ phạm” gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ về sau. Lý do là vì khi sử dụng các thiết bị điện tử, trẻ chỉ việc ngồi yên, nhìn hoặc lướt màn hình mà không cần phải nói hay suy nghĩ gì. Lâu dần, thói quen này sẽ khiến trẻ mắc chứng lười nói, lười giao tiếp.

Ngoài ra, trẻ chậm nói có thể xuất phát từ hội chứng tự kỷ, tăng động giảm chú ý. Nhận thấy con chậm nói, các bậc phụ huynh không nên chần chừ, cần lập tức đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Mẹo nhỏ giúp con cải thiện tình trạng chậm nói

3 mẹo giúp khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hiệu quả nhất 5

Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ chậm nói để kịp thời điều trị. (Ảnh minh họa)

– Quan tâm, gần gũi và dành nhiều thời gian để trò chuyện với con hàng ngày. Ngay từ lúc chào đời, bố mẹ hãy thể hiện tình yêu thương bằng cách ẵm bồng âu yếm, hát ru hoặc nói nhẹ nhàng… Bé yêu của bạn không chỉ cảm nhận được tình cảm thiêng liêng mà còn nhanh biết nói nữa đấy.

– Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng trở đi, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.

– Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích, dạy trẻ tập nói và bộc lộ ngôn ngữ. Ví dụ, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời. Nên đưa trẻ đi khám và can thiệp kịp thời khi con có các dấu hiệu bất thường.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói:

– Nhận biết trẻ chậm nói theo độ tuổi:

  • 2 tuổi chỉ phát âm hoặc chỉ nói vài từ đơn, chưa nói từ đôi chỉ người, vật, đồ vật.
  • 3 tuổi chưa nói được những câu ngắn (khoảng 4 – 5 từ). Chưa trả lời được những câu hỏi chứa thông tin cá nhân đơn giản như họ tên, tuổi, trường lớp của trẻ.
  •  4 tuổi chưa nói được câu có 5 – 8 từ. Chưa đặt câu hỏi: Tại sao? Ai đó? Ở đâu?
  •  5 tuổi chưa biết kể lại những câu chuyện diễn ra hàng ngày. Chưa dùng được câu tương lai với từ “sẽ”.

– Có biểu hiện không vui, dễ dàng cáu giận, hay khóc hoặc nhút nhát.

– Không chơi với bố mẹ hoặc với các bạn, hay đánh hoặc giành đồ chơi với bạn.

Tags:

Bài viết liên quan