Mẹ và Con - Các biến chứng thiếu vitamin D vô cùng nguy hiểm, gây nên nhiều tác động xấu đối với sức khỏe của chúng ta. Tìm hiểu ngay!

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mình thiếu vitamin D? Hãy cùng xem biến chứng thiếu vitamin D có thể gây ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta bạn nhé!

26 biến chứng thiếu vitamin D phổ biến nhất

Bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu của Tây Ban Nha được công bố vào năm 2015, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường có lượng vitamin D thấp hơn so với những người có lượng đường trong máu bình thường.

Trên thực tế, cả người gầy và béo phì nặng mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường đều có lượng D thấp hơn đáng kể so với những người không mắc bệnh tiểu đường. 

Bệnh tim

Một biến chứng thiếu vitamin D phổ biến chính là bạn có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao hơn. Bệnh tim và thiếu vitamin D được biết là đi đôi với nhau. Một nghiên cứu năm 2022 đăng trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy thiếu vitamin D có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết không có bằng chứng về mối liên hệ trực tiếp giữa mức vitamin D cao hơn và việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin D không liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong do bệnh tim mạch.

các Biến chứng thiếu vitamin D phổ biến nhất

Lupus

Lupus, một bệnh viêm mạn tính trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các cơ quan và mô của chính nó, thường liên quan đến tình trạng thiếu vitamin D. Một phần nguyên nhân vì bệnh nhân lupus thường được khuyên tránh ánh nắng mặt trời (nguồn cung cấp 90% lượng vitamin D của chúng ta). 

Bên cạnh đó, người bệnh thường được kê toa corticosteroid và corticosteroid  cũng có liên quan đến mức D thấp.

Sinh non

Biến chứng thiếu vitamin D có thể gây sinh non. Phụ nữ mang thai được bổ sung đầy đủ lượng vitamiN D cần thiết có nguy cơ sinh con trước 37 tuần thấp hơn những phụ nữ không bổ sung vitamin D trong 9 tháng thai kỳ. 

Để lý giải điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng vitamin D có thể có tác dụng bảo vệ bằng cách giảm nhiễm trùng do vi khuẩn ở nhau thai – một gây sinh non.

Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn dịch thường gây tàn phế ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Người bệnh được bổ sung vitamin D đầy đủ có khối lượng tổn thương não tăng chậm hơn, ít tổn thương mới hơn, tổn thất thể tích não thấp hơn và mức độ khuyết tật thấp hơn so với những người không được bổ sung vitamin D. Việc thiếu hụt vitamin D sẽ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Béo phì

Đàn ông, phụ nữ và trẻ em béo phì có khả năng thiếu vitamin D cao hơn 35% so với người không béo phì và khả năng thiếu vitamin D cao hơn 24% so với người thừa cân. Sự tích tụ vitamin D trong mô mỡ khiến cho những người béo phì có lượng vitamin D trong máu thấp, vì các tế bào mỡ giữ vitamin và không giải phóng chúng một cách hiệu quả. 

Biến chứng thiếu vitamin D phổ biến

PMS (Hội chứng tiền kinh nguyệt)

Bổ sung vitamin D liều cao đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ mắc PMS và đau bụng kinh (đau bụng kinh nghiêm trọng và thường xuyên trước ngày có kinh). Vitamin D cũng có tác dụng tích cực đối với các triệu chứng thể chất và tâm lý của PMS.

Bệnh viêm ruột

Biến chứng thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm ruột mà còn gây ảnh hưởng đến việc xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

Kháng insulin

Biến chứng thiếu vitamin D có thể gây kháng insulin trong cơ thể của bạn. Kháng insulin, dẫn đến tích tụ glucose trong máu, bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường, có liên quan đến tình trạng thiếu vitamin D trong một thời gian khá dài. Thiếu vitamin D là một trong những yếu tố thúc đẩy sự hình thành kháng insulin. 

Chàm da

Vitamin D được biết là có khả năng ảnh hưởng đến việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chức năng hàng rào bảo vệ da, cả hai đều quan trọng trong sự phát triển của bệnh chàm da. Nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp hơn có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh chàm da. 

Rụng tóc

Một nguyên nhân rụng tóc phổ biến cho dù bạn chăm sóc tóc đầy đủ đó chính là thiếu vitamin D. Có thể nói, loại vitamin này rất quan trọng đối với chu kỳ của tóc và giúp đẩy tóc từ giai đoạn nghỉ ngơi sang giai đoạn phát triển, hạn chế tình trạng rụng tóc.

Rụng tóc do thiếu vitamin d

Sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Vitamin D rất quan trọng đối với cả sức khỏe răng miệng và sự hình thành răng của chúng ta ngay giai đoạn đầu đời. Biến chứng thiếu vitamin D ở trẻ do mẹ không bổ sung vitamin D giai đoạn mang thai có thể khiến trẻ có men răng yếu và dễ bị sâu răng hơn.

Bệnh nướu răng và mất răng

Vì vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi nên loại vitamin này rất cần thiết để có răng và lợi khỏe mạnh. 

Khi nồng độ vitamin D không được kiểm soát, điều này sẽ làm yếu răng của bạn, khiến bạn dễ bị sâu răng hoặc gãy răng. Không chỉ có vậy, biến chứng thiếu vitamin D còn làm tăng nguy cơ viêm nha chu.

Bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ

Biến chứng thiếu vitamin D, lượng vitamin D thấp có thể gây ra những bất thường trong cấu trúc não, suy giảm nhận thức và chứng mất trí. Mức độ D thấp hơn có liên quan đến với sự suy giảm nhận thức nhanh chóng hơn.

Nhiễm trùng tiểu

Vitamin D giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể chúng ta sản xuất kháng sinh tự nhiên. Thiếu D là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em, đặc biệt là các bé gái. 

Tiểu không tự chủ ở nữ

Các nghiên cứu cho thấy mức vitamin D ở phụ nữ bị rối loạn sàn chậu (PFD), bao gồm sa cơ quan vùng chậu, tiểu không tự chủ và đại tiện không tự chủ, thấp hơn đáng kể so với những người phụ nữ khỏe mạnh. 

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia, vì vitamin D rất quan trọng đối với sức mạnh cơ bắp, nên sự thiếu hụt loại vitamin này có thể góp phần làm yếu sàn chậu, tức là võng cơ nâng đỡ bàng quang, âm đạo, tử cung và trực tràng. Vì thế, phụ nữ thiếu vitamin D cũng có nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ.

Hen suyễn

Biến chứng thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ mắc chứng hen suyễn cao hơn 25%. Tuy nhiên, vẫn còn cần thêm các nghiên cứu về mối quan hệ giữa vitamin D và hen suyễn.

hen suyễn do thiếu vitamin D

Tâm thần phân liệt

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng thiếu vitamin D và chứng rối loạn sức khỏe tâm thần. 65% bệnh nhân tâm thần phân liệt có lượng vitamin D thấp hơn. Thiếu vitamin D làm tăng khả năng bị tâm thần phân liệt cao hơn gấp đôi. 

Mặc dù chưa thể khẳng định biến chứng thiếu vitamin D gây ra chứng tâm thần phân liệt nhưng nếu bạn không kịp thời bổ sung vitamin D thì bạn sẽ có nguy cơ suy giảm sức khỏe tâm thần cao hơn.

Trầm cảm

Một người có lượng vitamin D thấp có nhiều khả năng mắc các triệu chứng trầm cảm hơn. Các chuyên gia cho rằng, việc bổ sung vitamin D có thể giúp cải thiện chất lượng sức khỏe tinh thần của bạn.

Ung thư đại trực tràng

Các nghiên cứu cho rằng, lượng vitamin D trong máu thấp hơn có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn. Biến chứng thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng của bạn.

Ung thư vú

Một số báo cáo khoa học chỉ ra rằng, hiếu vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác thực biến chứng thiếu vitamin D này. 

biến chứng do thiếu vitamin d ung thư vú

Ung thư tuyến tụy

Theo một nghiên cứu kéo dài 20 năm trên gần 120.000 người được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women’s ở Massachusetts, những người có mức vitamin D cao nhất ít có khả năng phát triển ung thư tuyến tụy hơn 35% so với những người có mức thấp nhất. Có thể thấy, việc thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy của bạn. 

Ung thư tuyến tiền liệt

Biến chứng thiếu vitamin D có thể khiến tế bào ung thư tuyến tiền liệt phát triển mạnh hơn và làm tăng khả năng dị căn. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng vitamin D thấp cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.

Bệnh còi xương

Bệnh còi xương hoặc tình trạng mềm và yếu xương ở trẻ em có thể do di truyền từ cha mẹ hoặc là biến chứng thiếu vitamin D kéo dài (đây được gọi là bệnh còi xương do dinh dưỡng) . Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi có nguy cơ cao nhất vì xương của chúng đang phát triển rất nhanh. 

Khi bác sĩ chẩn đoán được bệnh còi xương do dinh dưỡng và kê đơn bổ sung canxi và vitamin D, hầu hết các tổn thương xương sẽ được khắc phục trong vòng vài tháng, đôi khi trong vòng vài ngày. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên đều nhận được lượng vitamin D tối thiểu hàng ngày là 400 IU.

Loãng xương

Cơ thể chúng ta dựa vào vitamin D để giúp hấp thụ canxi và phát triển xương luôn chắc khỏe trong suốt cuộc đời của chúng ta. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia, thiếu vitamin D có thể dẫn đến mất mật độ xương, góp phần gây loãng xương và gãy xương. Trên thực tế, khoảng một phần hai phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương do loãng xương.

Theo đó, Tổ chức Loãng xương Quốc gia khuyến nghị nên bổ sung 400 đến 800 IU vitamin D mỗi ngày cho người lớn dưới 50 tuổi và 800 đến 1.000 IU cho những người trên 50 tuổi (nguy cơ loãng xương tăng theo tuổi).

biến chứng do thiếu vitamin d

Khiếm khuyết ngôn ngữ ở trẻ em

Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Nhi khoa, những phụ nữ có lượng vitamin D thấp ở tuần thứ 18 của thai kỳ có nguy cơ sinh con bị khiếm khuyết ngôn ngữ ở độ tuổi 5 và 10 gần gấp đôi so với những phụ nữ có lượng vitamin D cao hơn. Kết quả không chứng minh rằng vitamin D gây ra vấn đề nhưng biến chứng thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ này.

Nên bổ sung bao nhiêu vitamin D là đủ?

Vitamin D được đo bằng đơn vị quốc tế (IU). Lượng vitamin D bạn cần tùy thuộc vào độ tuổi và nguy cơ thiếu vitamin D của bạn.

Để đổi đơn vị Vitamin D từ IU sang mcg, bạn tính theo công thức sau: IU * 0.025 = mcg

Từ thời thơ ấu cho đến cuối tuổi trưởng thành, hầu hết mọi người cần khoảng 600 IU vitamin D mỗi ngày. Hàm lượng vitamin D cần bổ sung này cũng áp dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. 

  • Trẻ sơ sinh dưới một tuổi cần 400 IU vitamin D mỗi ngày. 
  • Người lớn trên 70 tuổi nên đặt mục tiêu nhận được 800 IU mỗi ngày. 

Những người có nguy cơ thiếu vitamin D cao có thể cần tiêu thụ hàm lượng cao hơn để tránh các biến chứng thiếu vitamin D:

  • Trẻ bú mẹ: Vì sữa mẹ là không cung cấp nhiều vitamin D nên trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và bú mẹ một phần nên được bổ sung 400 IU hàng ngày. 
  • Người cao tuổi: Khi bạn già đi, làn da của bạn không hấp thụ và sản sinh nhiều vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Người có làn da sẫm màu: Da sẫm màu ít có khả năng hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Các tình trạng như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và bệnh celiac khiến việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, bao gồm cả vitamin D, trở nên khó khăn hơn.
  • Người bị béo phì: Những người có lượng chất béo trong cơ thể cao có nhiều khả năng bị thiếu vitamin D cao hơn.
  • Những người đã phẫu thuật cắt dạ dày: Quy trình giảm cân này bỏ qua một phần của ruột non nơi vitamin D được hấp thụ, khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin hơn.
  • Những người bị bệnh thận hoặc gan mãn tính: Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi vitamin D của cơ thể thành dạng mà các tế bào của bạn có thể sử dụng.
  • Những người dùng thuốc ảnh hưởng đến mức vitamin D: Chúng bao gồm một số loại thuốc giảm cholesterol, chống động kinh, steroid và giảm cân.

biến chứng thiếu vitamin d

Bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn. Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để đo lượng vitamin D trong cơ thể bạn. Nếu nồng độ trong máu của bạn thấp, bác sĩ có thể xác định xem bạn có cần bổ sung hay không cũng như liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp. 

Biến chứng thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế, nếu nhận thấy bản thân đang thiếu vitamin D, hãy cố gắng để tăng cường lượng vitamin này trong thức ăn cũng như một số loại thực phẩm chức năng bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.