Mẹ&Con - Mặc dù trong giai đoạn này bé chưa thể nói, nhưng khả năng học tập ngôn ngữ đã được hình thành và bé luôn tiếp thu từ những người thân xung quanh. Chương trình giáo dục sớm Gymboree giới thiệu 10 cách ba mẹ cần làm để hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi... Bé 6 tháng tuổi thích hợp với trò chơi gì? 10 trò chơi cho bé sơ sinh giúp bé phát triển toàn diện Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của bé

Các nghiên cứu cho thấy, trong năm đầu tiên, não bộ của trẻ phát triển rất mạnh mẽ, tạo dựng nền tảng cho quá trình học tập về sau. Mặc dù trong giai đoạn này bé chưa thể nói, nhưng khả năng học tập ngôn ngữ đã được hình thành và bé luôn tiếp thu từ  những người thân xung quanh. Chương trình giáo dục sớm Gymboree giới thiệu 10 cách ba mẹ cần làm để hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi:

1. Trò chuyện cùng con

Mặc dù trong giai đoạn này, trẻ chưa thể nói thành thạo, nhưng khả năng nhận biết thông tin vẫn được hình thành thông qua lời nói. Vốn từ vựng của trẻ sẽ được vun đắp nếu người lớn chịu khó trò chuyện, cho bé cơ hội tiếp xúc với nhiều câu chữ khác nhau.

Ba mẹ có thể trò chuyện về những điều bé đang trải nghiệm . Ví dụ như, ‘bây giờ mình cùng tắm nhé, mẹ con mình sẽ tạo thật nhiều bọt xà phòng. Bọt xà phòng màu trắng còn bạn vịt đang bơi màu vàng xinh chưa này’. Hoặc miêu tả những gì bé đang làm như ‘Ồ!bạn Kem đang vẽ một chú cá vàng bơi trong bể nước’. Đặc biệt, khi trẻ hứng thú với một vật cụ thể, hãy tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm ‘Ba thấy con cứ nhìn trái bóng mãi, mình cùng chơi bóng nhé’.

Trò chuyện cùng con

2. Miêu tả hành động và sự kiện

Miêu tả những hoạt động và sự kiện có thể giúp trẻ phân biệt được ý nghĩa của từng câu chữ, từ đó rèn luyện khả năng chọn lọc từ ngữ chính xác với từng trường hợp khác nhau.

Ba mẹ hãy miêu tả chi tiết những gì bé đang làm hoặc nhìn thấy như cái cây màu xanh hay bông hoa mai màu vàng. Nói cho trẻ nghe về những gì trẻ làm thường ngày như rửa tay, thay quần áo. Cụ thể như khi vừa về đến nhà, mẹ hãy nói ‘Kem ơi, mình về đến nhà rồi, cởi áo khoác và cho vào giỏ đồ thôi nào’

3. Bắt đầu sử dụng nhiều từ ngữ phức tạp

Như đã nói ở trên, khả năng học ngôn ngữ trong thời kỳ này của trẻ rất mạnh mẽ. Vì thế, ba mẹ đừng ngần ngại sử dụng những từ ngữ và cấu trúc câu phức tạp. Bé có thể nghe và hiểu rất nhanh. Vốn từ vựng càng dồi dào, khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của bé càng thành thạo.

Mỗi ngày, ba mẹ hãy dùng những từ mới. Đồng thời, cho bé nhiều trải nghiệm để tạo ra những ngữ cảnh khác nhau, đòi hỏi sự miêu tả và ngôn ngữ khác nhau. Lặp lại từ mới nhiều lần để trẻ ghi nhớ hoặc dùng cấu trúc câu phức tạp như ‘Gấu đặt quả bóng màu xanh vào cái hộp phía dưới bàn giúp mẹ nào’.

sử dụng nhiều từ ngữ phức tạp

4. Gọi tên

Cung cấp cho trẻ tên gọi của đồ vật và sự kiện là cách giúp trẻ mở rộng vốn từ và học thêm về sự vật sự việc xung quanh mình. Ba mẹ có thể dùng ngôn ngữ tay chân để phần miêu tả đồ vật và tên gọi thêm sinh động, trẻ sẽ học nhanh hơn và hứng khởi hơn. Hoặc miêu tả sự khác nhau giữa các đồ vật như ‘Gấu nhìn nhé, máy bay ở trên trời, còn xe hơi ở dưới đất’. Ngoài ra, chỉ vào đồ vật và gọi tên là cách đơn giản và hiệu quả để trẻ học cả tên gọi đi cùng đồ vật đó, như ‘quả táo, tủ lạnh, con vịt …’

5. Tạo hứng khởi

Trên thực tế, trẻ em rất ham chơi và hiếu động, chỉ thích chú ý vào những điều mình thích. Dựa vào đặc điểm này, ba mẹ hãy chịu khó quan sát xem những sở thích và năng khiếu riêng của trẻ, sau đó tạo những bài học hay trò chuyện xoay quanh những điều đó. Khi tạo được hứng khởi, bé sẽ học tập một cách nhiệt tình và hiệu quả.

Có những cách cụ thể để tạo không khí cho con như, khi trẻ đang tập trung vào một vật, việc gì đấy, ba mẹ hãy đặt ra những câu hỏi như ‘cái gì … tại sao … làm thế nào’. Ví dụ, ‘Sao bạn cá lại đi lạc ra đây rồi?’. Dừng lại một chút cho trẻ có thời gian suy nghĩ, sau đấy ba mẹ có thể đưa câu trả lời cho trẻ làm theo ‘bạn cá phải ở trong bể đấy, Gấu đưa bạn vào bể đi’.

Tạo hứng khởi

6. Đọc sách có tương tác

Sách có thể xem là ‘một vũ khí lợi’ giúp ba mẹ cung cấp vốn từ vựng phong phú, đa dạng cho trẻ. Kết quả từ các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để việc đọc sách có hiểu quả tốt nhất, ba mẹ cần đảm bảo 3 điều kiện sau:

1) Khuyến khích trẻ tham gia vào câu chuyện được kể bằng cách hóa thân thành một nhân vật mà bé thích,

2) Tạo cơ hội cho trẻ phản hồi với các tình tiết trong câu chuyện, từ đó gây dựng thêm ý tưởng mới. Ví dụ như lúc bé đang được làm chú gấu Pooh đi nhặt mật ong, hãy để bé diễn đạt cách bước đi, nhặt mật ong và tung tăng múa hát trên đường theo của mình. Từ đó, ba mẹ có thể diễn theo hoàn cảnh bé tạo ra

3) Cho trẻ nhận xét, đưa ý kiến cá nhân như ‘Tí thích nhân vật nào?’ ‘Bạn người tuyết thật vui tính đúng không con?’.

7. Liên tục lặp lại từ ngữ

Người xưa có câu “vạn sự khởi đầu nan”, việc học của trẻ cũng vậy. Khi được nghe một câu chuyện mới với nhiều tình tiết, trẻ sẽ cảm thấy khó khăn để tiếp thu toàn bộ nội dung. Lặp lại câu chuyện nhiều lần sẽ giúp trẻ thẩm thấu cốt truyện và vốn từ nhuần nhuyễn. Đặc biệt, ba mẹ hãy tập trung vào phần dễ trước như nhân vật, ngữ cảnh, không khí câu chuyện. Sau khi bé đã ghi nhớ hết những tình tiết này, khả năng tập trung vào vốn từ mới phức tạp sẽ nhanh và dễ dàng hơn.

8. Sử dụng trang thiết bị hỗ trợ vui chơi và học tập

Đồ chơi được xem là trợ thủ đắc lực, giúp bé học tập và vui chơi hiệu quả. Một trong những ví dụ dễ thực hành nhất là dùng đồ vật này để liên tưởng đến một vật khác, mẹ có thể đưa cho bé một trái chuối và nói bé gọi điện thoại cho ba ‘Gấu ơi, Gấu alô cho ba đi nè’. Trò chơi này tưởng chừng như đơn giản, nhưng giúp bé phát triển về kỹ năng ngôn ngữ rất tốt.

hỗ trợ vui chơi và học tập

9. Học cùng âm nhạc

Trên thực tế, trẻ thể hiện sự nhanh nhạy trong việc học từ ngữ qua âm nhạc hơn so với cách học đơn thuần qua lời nói.

Ba mẹ có thể bắt đầu bằng những bài hát đơn giản như ‘Những ngôi sao nhỏ’ ‘Những ngón tay xinh’, hãy thêm vào những động tác cụ thể từ tay chân và biểu hiện trên khuôn mặt để diễn tả ý nghĩa bài hát, giúp trẻ liên tưởng và nhớ bài lâu hơn. Ngoài ra, thay thế từ ngữ trong câu tùy thuộc vào hoàn cảnh, hoặc bỏ từ cuối cùng cho bé điền vào cũng là một cách chơi giúp bé học từ hiệu quả.

10. Sử dụng ngôn ngữ của cơ thể

Từ 8 đến 12 tháng tuổi, trẻ có thể sử dụng cả cơ thể để giao tiếp với thế giới bên ngoài. Từ đó, khả năng sử dụng từ và câu phức tạp của bé cũng được vun đắp thêm.

 Ba mẹ có thể kết hợp bài hát và ra dấu bằng ngón tay để miêu tả nội dung bài ‘Những ngôi sao lấp lánh’. Hướng dẫn trẻ di chuyển tay chân đúng theo từng hoàn cảnh. Và đừng quên lặp lại bài học nhiều lần để trẻ nắm vững kiến thức trước khi chuyển sang một giai đoạn mới nhé.

ngôn ngữ của cơ thể

Với triết lý ‘Trẻ học hỏi thông qua vui chơi’ tại Gymboree, mỗi em bé được trải nghiệm những hình thức học tập đa dạng thông qua các trò chơi phù hợp với năng khiếu và tính cách của từng bé. Đồng thời, các kỹ năng của bé tại mỗi giai đoạn phát triển luôn được vun đắp kịp thời ,tạo dựng hành trang vững vàng cho bé trong những năm về sau. Ngoài ra, ba mẹ và gia đình luôn được khuyến khích tham gia, tương tác cùng bé, để cổ vũ động viên bé học tập trong trạng thái tốt nhất có thể. Ba mẹ hãy đăng ký LỚP HỌC MẪU và cùng bé yêu trải nghiệm chương trình giáo dục sớm hàng đầu thế giới về phát triển toàn diện cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi tại Gymboree. Vui lòng liên hệ:

 Gymboree Play & Music Việt Nam

¯ Trung tâm Quận 1:

Somerset Chancellor Court , Lầu 1, 21-23 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. HCM

Sđt: (08) 38 277 008

¯ Trung tâm Quận 7:

The Crescent Mall, Lô 25, Tầng 4, 101 Tôn Dật Tiên, Quận 7, TP. HCM

Sđt: (08) 54 138 198

Website: www.gymboreeclasses.com.vn

Tags:

Bài viết liên quan