Mẹ&Con - Trong giai đoạn sơ sinh dưới 1 năm tuổi, nhu cầu phát triển các kỹ năng về thể chất và tinh thần của trẻ đã bắt đầu và cách tốt nhất chính là bé được chơi đùa cùng những người thân yêu. Chương trình giáo dục sớm Gymboree gợi ý một số trò chơi đơn giản dưới đây, không chỉ giúp bé phát triển hoàn thiện mà còn làm cho những khoảnh khắc hàng ngày với bé trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn, ông bà và ba mẹ có thể áp dụng để vui đùa cùng bé yêu nhé: 10 dấu hiệu cho thấy bé của bạn thông minh hơn người Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của bé

Trò chơi vận động

Gió thổi trên lưng: đặt bé nằm xấp trên một cái chăn mềm. Thổi một tấm khăn lụa bay trong khoảng không trên lung bé và nói ‘Gió thổi bay nè’. Sau đấy nhẹ nhàng buông tấm khăn rơi trên lưng bé và lấy nó ra. Vẫy khăn trước mặt bé, xem mắt bé có theo dõi chuyển động của tấm khăn hay không. Giúp bé vận động cơ bụng sẽ làm phần thân trên phát triển chắc khỏe.

10 trò chơi cho bé sơ sinh giúp bé phát triển toàn diện 7

Cuộn tròn và di chuyển: trò chơi này rất thích cho các bé đang tập bò.Hãy cho bé nằm trên 1 tấm thảm mềm. Đặt trước mặt bé một vật tròn hoặc đồ vật bé yêu thích. Khuyến khích bé bò đến đồ vật đó. Khi bé bắt đầu di chuyển, cả nhà hãy cổ vũ và tạo ra âm thanh giúp bé thêm hứng thú. Khéo léo di chuyển mục tiêu xa dần để bé cố gắng vận động nhiều hơn, xa hơn.

Trò chơi trong im lặng

Cái bóng trên tường: trong vài tháng đầu đời, kỹ năng nhìn đồ vật của bé vẫn chưa thành thạo. Nhưng bé có thể nhận biết sự khác nhau giữa sáng và tối. Vào giờ ngủ, mẹ có thể rọi đèn bin lên tường hoặc trần nhà, di chuyển đường sáng qua lại. Quan sát xem mắt bé có cử động theo hướng ánh sáng không. Càng lớn, bé càng nhạy trong việc theo dõi chuyển động của ánh sáng trong đêm này. Kỹ năng này được gọi là ‘theo dõi hình ảnh’, giúp kích thích thị giác bé phát triển tốt hơn.

Vui với ‘bể cá’: cắt miếng bọt biển (miếng rửa chén trong nhà bếp) theo hình thù một con cá. Cho chú cá này vào bọc nilong có khóa kéo rồi đổ ngập nước. Có thể thêm một vài nhân vật vui nhộn như vỏ sò, rong rêu và thêm vài giọt màu xanh để tạo biển. Khóa miệng túi và dán thêm vài đường băng keo các cạnh để chiếc túi khỏi bị rách và trào nước ra ngoài. Để bé bóp nhẹ chú cá hoặc vỗ vào chiếc túi khi bé đang ngồi trên sàn nhà. Trò chơi này giúp bé làm quen với hình dáng nhiều đồ vật/con vật khác nhau.

Trò chơi kích thích tư duy

Sắp đặt đồ vật: từ 6 tháng đến 1 năm tuổi, bé đã có thể phân biệt sự khác nhau của các đồ vật và cách sắp đặt chúng hợp lý. Để rèn luyện kỹ năng này, hãy đưa cho bé những khối vuông/tròn dễ cầm nắm, chỉ bé cách đặt những đồ vật này vào rổ, ngăn tủ chứ. Giải thích cho bé hiểu cách sắp đặt những đồ vật có hình dáng khác nhau một cách gọn gàng, ngăn nắp. Bé có thể giúp ba mẹ thu dọn đồ đạc sau này đấy.

Gói nó lại: gói một quả bóng nhựa có độ đàn hồi vào một cái khăn và treo lên cao. Đưa ra trước mặt bé xem bé muốn làm gì – bắt lấy quả bóng, giữ trong tay, bóp hoặc làm quả bóng nhàu nát. Quan sát biểu hiện trên khuôn mặt xem bé có thích thú hoặc ngạc nhiên về âm thanh từ lớp bọc ngoài. Ba mẹ hãy nói cho bé hiểu những chuyển động và âm thanh lúc này ‘Kem nhìn xem này. Bóng nhăn lại và vỡ ra rồi, mình cùng bên trong có gì nhỉ’. Trò chơi này kích thích cảm nhận của các giác quan, giúp bé học ngôn ngữ và cách chuyển động các ngón tay.

10 trò chơi cho bé sơ sinh giúp bé phát triển toàn diện 8

Trò chơi phát triển giác quan

Hãy lắng nghe: cho bé thấy và nghe âm thanh từ một quả chuông cho đến khi bé mải mê chú ý. Sau đấy giấu quả chuông sau lưng dưới một đồ vật khác và hỏi bé ‘Kem ơi, quả chuông đâu mất rồi?’. Rung chuông kêu ở một góc khác để bé nghe thấy và tìm kiếm bằng ánh mắt. Trò chơi nay vừa vui nhộn lại giúp bé phát triển về thính giác rất tốt.

10 trò chơi cho bé sơ sinh giúp bé phát triển toàn diện 9

Mát xa: khi bé vừa tắm xong, ba mẹ làm một vài động tác mát xa nhẹ cho bé với kem dưỡng thể. Nhẹ nhàng di chuyển tay chân qua trái phải hoặc lên xuống. Những hoạt động đơn giản này giúp bé đánh thức khả năng cảm nhận các bộ phận trên cơ thể mình rõ ràng. Tuy nhiên, những hoạt động cơ thể này chỉ nên ở mức vừa phải, và cần được dừng lại nếu bé cảm thấy không thoải mái.

Trò chơi phát triển ngôn ngữ

Xem hình gia đình: cho bé xem hình có tất cả các thành viên trong gia đình. Chỉ vào từng người và nói cho bé nghe ‘Đây là bà ngoại nè, đây là bố nè, đây là mẹ nè’. Lặp lại nhiều lần cho bé có thời gian ghi nhớ. Những lần sau, bé có thể chủ động chỉ vào từng người và gọi tên chính xác. Đây là cách đơn giản để bé luyện khả năng ghi nhớ đấy.

Chơi với ngón tay: hát cho bé nghe những bài hát đơn giản, kết hợp với một số động tác vận động cho bàn tay như: Hai bàn tay của em, Tập đếm, Cháu vẽ ông mặt trời. Sau nhiều lần nghe và xem những điệu múa, bé có thể bắt chước các động tác rất nhanh, cử động bàn tay và các ngón tay rất thành thục, khi lớn hơn bé có thể hát ậm ừ theo điệu nhạc. Học ngôn ngữ bằng âm nhạc là cách hay nhất mà ba mẹ nên cho bé trải nghiệm.

10 trò chơi cho bé sơ sinh giúp bé phát triển toàn diện 10

Hãy luôn nhớ rằng, những khoảnh khắc vui chơi hàng ngày không chỉ giúp tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa gia đình và bé, mà còn là cơ hội giúp bé yêu học hỏi và phát triển. Ba mẹ và ông bà sẽ là nguồn động viên đầy yêu thương luôn sát cánh cùng bé trong mỗi trải nghiệm đầu đời.

Để hiểu thêm về sự phát triển của bé. Ba mẹ hãy đăng ký LỚP HỌC MẪU và cùng bé yêu trải nghiệm chương trình giáo dục sớm hàng đầu thế giới về phát triển toàn diện cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi tại Gymboree. Vui lòng liên hệ:

Gymboree Play & Music Việt Nam

Trung tâm Quận 1:

Somerset Chancellor Court , Lầu 1, 21-23 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. HCM

Sđt: (08) 38 277 008

Trung tâm Quận 7:

The Crescent Mall, Lô 25, Tầng 4, 101 Tôn Dật Tiên, Quận 7, TP. HCM

Sđt: (08) 54 138 198

Website: www.gymboreeclasses.com.vn

Tags:

Bài viết liên quan