Mẹ&Con - Dạy con chưa bao giờ là muộn. Bố mẹ cố gắng dạy con từ khi còn nhỏ để định hình sự phát triển tính cách cho con. Lợi ích tuyệt vời khi dạy con trồng cây Mâu thuẫn cách nuôi dạy con: làm sao giải quyết? 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

Nếu bé được dạy sớm những đức tính tốt, sau này sẽ trở thành người có ích cho xã hội, cũng như con đường tương lai bé đi sẽ dễ dàng hơn.

1. Thành thật

Đây là một trong những giá trị đạo đức quan trọng nhất mà bạn cần dạy cho bé. Hãy cho bé biết rằng mặc dù sự thật có thể “cay đắng” một chút xíu nhưng vẫn luôn được đánh giá cao còn sự dối trá thì có vẻ dễ dàng nhưng bao giờ cũng sẽ bị trừng phạt. Hãy để bé hiểu khi bé lỡ làm sai điều gì mà thú nhận với bố mẹ thì sẽ không bị la mắng nhưng ngược lại bé giấu giếm thì bạn sẽ có biện pháp nghiêm khắc.

2. Biết phân biệt đúng – sai

Trên tất cả các lĩnh vực mà bé được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, hãy cho bé biết việc nói dối, giấu giếm là sai và thừa nhận sai phạm của mình là đúng; hay đánh bạn là sai, giúp đỡ bạn là đúng,… dần dần sẽ góp phần định hình tốt tính cách của bé sau này, bé sẽ biết bảo vệ cái đúng và đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái trong cuộc sống.

3. Cư xử phải phép

10-tinh-tot-cha-me-nhat-dinh-phai-day-con

Không ít người trẻ ngày nay thật sự không biết cách cư xử như thế nào là phù hợp với hoàn cảnh. Điều này không hoàn toàn là lỗi của ba mẹ vì đó có thể do sự ảnh hưởng từ trường học và bạn bè cùng lứa. Do đó, ba mẹ càng cần phải làm gương cho con khi ở nhà. Đồng thời, bạn cũng nên quan sát xem trẻ có đang chịu tác động xấu từ người ngoài hay không.

4. Tính dũng cảm

Sự quyết tâm, lòng dũng cảm là tính cách quan trọng bố mẹ nên giúp trẻ phát huy từ nhỏ. Khi trẻ gặp khó khăn hay bỏ ngang vấn đề gì, thay vì làm giúp con, bạn hãy dùng lời động viên để khuyến khích trẻ đối mặt với vấn đề đó. Bạn hãy để trẻ đối mặt với khó khăn, tự làm những gì các trẻ có thể bằng hết sức mình. Sau vài lần thành công, trẻ sẽ thôi nhút nhát, sợ sệt và tin rằng chỉ cần cố gắng sẽ hoàn thành mọi việc, đó chính là nguồn gốc của sự dũng cảm sau này.

5. Không được lấy trộm đồ

Đây dường như là thói quen của một số bé khi còn nhỏ, bé thích một món đồ chơi nào đó nhưng sợ không được cho thế là bé giấu mang về nhà. Bạn hãy cho bé hiểu việc lấy trộm đồ của người khác là hành vi vi phạm cả về giá trị đạo đức lẫn pháp luật và sẽ bị xử phạt bằng những hành vi rất nghiêm khắc cho dù vật lấy trộm có giá trị rất nhỏ như là cây bút chì, món đồ chơi…

6. Học cách nói xin lỗi, cảm ơn

10-tinh-tot-cha-me-nhat-dinh-phai-day-con

Xin lỗi, cảm ơn không chỉ là một giá trị đạo đức mà còn là một phép xã giao cơ bản mà các bé cần được dạy dỗ. Hãy cho bé hiểu việc xin lỗi không chỉ là lời thú nhận khi mình làm điều gì sai trái mà còn có ý nghĩa thể hiện sự ăn năn, xin được tha thứ. Và khi được ai đó giúp đỡ thì hãy biết nói lời cảm ơn. Hiểu được như thế chắc chắn bé sẽ trở thành những con người khiêm tốn khi trưởng thành.

7. Biết giúp đỡ người khác

Bé hay có thói quen tập làm theo, nếu bé được chứng kiến bố mẹ hay những người xung quanh thường xuyên có hành động giúp đỡ người khác thì bé cũng sẽ định hình trong đầu được điều đó. Đồng thời hãy nhờ bé giúp những việc bé có thể làm được như quét nhà, dọn mâm cơm, lau bàn ghế,… và có lời khen động viên khi bé hoàn thành tốt công việc để lần sau bé phát huy đức tính này.

8. Biết tôn trọng

Đây là một trong những giá trị quan trọng nhất cần dạy con càng sớm càng tốt. Bạn sẽ không muốn một ngày nào đó thấy con trở thành kẻ luôn khinh khỉnh tất cả mọi người chứ? Vậy thì cần phải dạy trẻ biết tôn trọng. Làm được điều này là bạn đang giúp cho con, cho chính bạn và cho cả thế giới đấy. Nếu bạn không dạy con từ sớm, sẽ rất khó để điều chỉnh thái độ và hành vi của trẻ khi lớn lên.

9. Tinh thần trách nhiệm

10-tinh-tot-cha-me-nhat-dinh-phai-day-con

Nếu bạn nghĩ rằng con yêu còn quá nhỏ để đặt lên vai bé một trách nhiệm nào đó thì quả thật là sai lầm. Bạn luôn có thể giao cho bé những nhiệm vụ nho nhỏ và dễ dàng cho bé như đánh răng trước khi đi ngủ hoặc làm bài tập về nhà mà không cần ba mẹ nhắc. Bé sẽ được dạy tính kỷ luật và trách nhiệm cùng một lúc, cả hai điều này đều rất quan trọng khi con trưởng thành. Cho trẻ một chút trách nhiệm cũng là cách hay để dạy con sống thực tế. Tuy nhiên, đừng yêu cầu quá cao so với độ tuổi của bé, như thế sẽ tạo áp lực không tốt lên con.

10. Thân thiện

Đây có thể nói là bản năng của hầu hết mọi đứa trẻ, tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi con còn nhỏ. Nếu không được động viên phát triển đúng hướng, điều này có thể biến mất trong tương lai, đặc biệt nếu ba mẹ luôn muốn giữ con trong nhà để tránh xa khỏi những cái xấu bên ngoài. Dạy cho trẻ cảnh giác với người lạ không có nghĩa là khuyến khích con hạn chế tiếp xúc với mọi người. Giữa xã hội hiện đại, khả năng giao tiếp và sự thân thiện, cởi mở là một trong những chìa khóa thành công trong cả công việc và cuộc sống.

Tags:

Bài viết liên quan