Tính tới thời điểm này, mình đã sang Pháp cùng anh xã được 29 tháng. Vừa nuôi con nhỏ vừa tiếp xúc với những người bạn của mình ở Pháp, mình học tập được rất nhiều cách nuôi dạy con của họ.
Và mình chỉ muốn lưu ý với các mẹ 10 vấn đề nhỏ hay nói chính xác hơn là 10 quan niệm, thói quen của các mẹ Việt ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé mà các mẹ không biết.
1. Thói quen đeo bao tay cho con khi sơ sinh
Hầu hết những bà mẹ Việt sau khi sinh con thường có thói quen đi bao tay cho con. Lý do các mẹ làm điều này là vì sợ con sơ sinh bị bẩn hoặc muốn con tránh được gió lạnh.
Tuy nhiên, thói quen này nhầm tai hại các mẹ à. Bởi vì bàn tay trẻ sau khi sinh phải được thoải mái để dần dần mở ra, rồi từ đó mới học cách phản xạ/khám phá vật lạ khi vật đó chạm vào tay. Đó là tiền đề để trẻ cầm nắm, với tay để lấy vật khác và có những vận động tinh tế của bàn tay, ngón tay để tự xỏ dây giày, tự cầm muỗng, bút viết… Nếu cứ đeo bao tay cho con trong thời gian dài, trẻ sẽ phản xạ ở tay rất chậm.
2. Thói quen cho bé sơ sinh ăn sữa ngoài
Nhiều mẹ Việt không hiểu vì lý do gì khi con còn sơ sinh đã không thích cho con bú sữa mẹ mà ăn sữa ngoài. Có lẽ họ có ý nghĩ là cho con bú sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng, con còi cọc. Còn cho con bú sữa ngoài để con to hơn, phát triển tốt hơn?
Nhưng thực tế, ngay tại các nước phát triển, bác sĩ nhi vẫn khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong mấy tháng đầu rất tốt và không có gì là dị thường cả. Chưa kể, những loại sữa bột cũng có nhiều nguy cơ bị sữa bột giả, chất dinh dưỡng kém hoặc hàng ế ẩm của nước khác tuồn sang… Vì thế các mự cẩn trọng với sữa bột khi cho con ăn sữa bột quá sớm.
3. Thói quen nghĩ con mình chưa biết chơi cái này, cái nọ
Nhiều bà mẹ Việt luôn nghĩ rằng con chưa biết chơi cái này, cái kia. Vì thế, họ không chú trọng mua hoặc làm đồ chơi để kích , thích con hoặc rất ít tham gia chơi với con.
Thực chất, đồ chơi của bé rất đa dạng. Ngoài những đồ chơi xe hơi, máy bay, búp bê, mà còn có những miếng hình học phẳng, khối, khối lắp ráp…để bé học về màu sắc, về kích thước, về khái niệm nặng – nhẹ, trong – ngoài, trên – dưới, đếm số, tổng số. Và tất các bé trai cũng như bé gái đều có thể chơi tất cả các trò chơi này mà không phân biệt giới tính nào thì phải chơi đồ chơi ấy.
4. Thói quen bao bọc con quá mức
Những bà mẹ Việt thường rất xót con không đúng chỗ nên có hành vi bao bọc con quả mức. Điều này khiến cho trẻ không có cơ hội để phát triển những lĩnh vực trong độ tuổi.
Xin lấy một ví dụ đơn cử là: Mỗi độ tuổi trẻ sẽ có một cách thức khám phá thế giới xung quanh riêng. Nhưng với những cha mẹ bao bọc con không đúng cách sẽ không cho phép trẻ được cho đồ chơi vào miệng, quăng đồ chơi, cho con nghịch bẩn… vì sợ trẻ có nguy cơ bị thương, bị ốm, bị dơ bẩn quần áo.
Song thay vì cấm trẻ chơi như vậy, các mẹ Việt nên chỉ hạn chế nguy cơ nguy hiểm cho trẻ thì sẽ tốt hơn. Chẳng hạn như thay vì sợ con nuối đồ chơi, mẹ bé hãy mua những đồ chơi to hơn để con không nuốt được. Sợ con ngậm, khử trùng cho đồ chơi sạch sẽ…
5. Thói quen ít giao tiếp cùng con
Nhiều mẹ Việt bận đi làm, tối về lại đủ thứ việc nên không dành được thời gian cho con nhiều. Họ ít nói chuyện, ít hát, ít giao tiếp với trẻ. Nhất là với những trẻ dưới 1 tuổi vì nghĩ con chưa biết gì nhiều.
Song điều này lại vô hình chung kìm hãm sự phát triển đặc biệt của trẻ. Vì mẹ Việt ít giao tiếp với con nên con sẽ không nghe được ngôn ngữ từ người mẹ. Kết quả là con không thể học và diễn đạt lại được cũng như sử dụng ngôn từ kém.
6. Thói quen cho trẻ xem ti vi, máy tính bảng quá sớm
Hầu như ở Việt Nam, nhiều bố mẹ Việt thường chiều con không đúng cách. Họ cho con xem TV, màn hình máy tính, máy tính bảng, điện thoại… quá sớm mà không biết rằng, trẻ nhỏ dưới 2-3 tuổi là thời điểm vàng để học tương tác.
Nhưng cha mẹ lại để trẻ xem TV, chơi ipad thay vì chơi với cha mẹ, tương tác người – người, để cha mẹ rảnh tay làm việc khác.
Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm sự học hỏi kinh nghiệm phản ứng cảm xúc đối với biến cố/vấn đề và tương tác xã hội của con trẻ mà các phụ huynh không ý thức được.
7. Thói quen không cho bé nhìn gương vì sợ chậm nói
Nhiều mẹ Việt có thói quen cấm cho con soi mình trong gương vì sợ điềm không lành hoặc sợ con bị chậm nói. Nhưng thực tế, trẻ em và nhất là trẻ 2-3 tuổi cần phải nhìn mình trong gương để nhận ra chính mình, để biết các bộ phận cơ thể. Thậm chí có thể nhận ra bản thân bé là người có hình thể khác biệt với người khác.
8. Thói quen làm ba mẹ thì không cần giải thích với con
Các bố mẹ Việt đều nghĩ, trẻ nhà mình còn quá nhỏ, nhất là với trẻ chưa biết nói, nhiều ba mẹ không hay giải thích với con mỗi khi bỏ con lại một mình hoặc rời xa trẻ một lát.
Vì không thấy ba mẹ giải thích gì nên con của bạn mới có cảm giác bị bỏ rơi và sợ sệt. Từ đó, có thể con sẽ hay giật mình, sợ ma, quấy khóc.
9. Thói quen không bao giờ nói lời xin lỗi với con
Khi bạn là phụ huynh mà trễ hẹn với con hoặc phạt sai con, nhưng bạn cậy mình là người lớn nên không chịu nói lời xin lỗi 1 đứa trẻ vì nghĩ nó quá nhỏ và hơn hết nó là con mình.
Nhưng đây là cách nuôi dạy con rất sai lầm. Thói quen này cần phải bỏ. Và khi bạn có lỗi với 1 đứa trẻ, bạn vẫn nên nêu gương xin lỗi con trước để con bạn cũng biết học cách xin lỗi của bạn khi chúng làm điều gì đó sai trái.
10. Thói quen quan tâm thái quá đến cân nặng của con
Nhiều phụ huynh hầu hết đều quan tâm đến cân nặng của con và ép con ăn. Hệ quả con sợ ăn hoặc con ăn quá nhiều dinh dưỡng khiến con bị thừa cân.