Ngủ không đủ giấc có thể khiến trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh, khiến bạn kiệt sức khi chăm con. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ thức giấc giữa đêm và cách xử lý tình huống này bạn nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ thức giấc giữa đêm
Trẻ mới biết đi thường có chu kỳ thức – ngủ được cân bằng tốt so với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những lý do sau đây có thể khiến trẻ thức giấc giữa đêm:
Đòi bú
Cũng giống như trẻ sơ sinh, một số trẻ chập chững biết đi có xu hướng thức dậy vào ban đêm để đòi bú. Mặc dù hiện tượng này là bình thường, nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên cai dần việc cho trẻ bú đêm khi bé tròn 12 tháng.
Phát triển nhanh
Thời thơ ấu là thời kỳ có những thay đổi nhanh chóng về thể chất, tinh thần. Ví dụ, một đứa trẻ mới biết đi đang phát triển nhanh giờ đây có thể tự đi, chạy và ném đồ vật theo một hướng xác định. Những thay đổi này có thể khiến một đứa trẻ đang ngủ ngon đột nhiên không ngủ được, thức dậy vào giữa đêm và khó ngủ. Đây là lý do trẻ thức giấc giữa đêm mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào từ xung quanh.
Thay đổi thói quen
Khi một đứa trẻ mới biết đi trải qua một sự thay đổi trong thói quen thông thường của chúng, chu kỳ giấc ngủ của chúng có thể thay đổi.
Tập ngồi bô, cai sữa, cho trẻ đi nhà trẻ, có người trông trẻ mới hoặc sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình… là một số trường hợp có thể mang lại những thay đổi trong thói quen của trẻ, góp phần khiến trẻ thức giấc ban đêm.
Ngủ trưa lâu hơn
Trẻ thức giấc giữa đêm có thể xuất phát từ nguyên nhân thời gian ngủ trưa của trẻ. Trẻ mới biết đi nên ngủ từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày. Nếu một đứa trẻ mới biết đi có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày dài hơn, chúng có thể không cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm và thức dậy thường xuyên.
Mọc răng
Mọc răng gây sưng và đau nướu, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc, dẫn đến tình trạng trẻ thức giấc giữa đêm. Hơn nữa, cảm giác khó chịu có thể làm rối loạn giấc ngủ của trẻ mới biết đi vào ban ngày và khiến trẻ mệt mỏi.
Sợ hãi
Khi trẻ sơ sinh dần lớn lên, trẻ bắt đầu nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh. Trẻ mới biết đi có thể phát triển chứng sợ bóng tối, sợ ở một mình hoặc sợ người lạ. Đây là những điều bình thường và hầu như không gây ra bất kỳ vấn đề gì.
Tuy nhiên, ở một số trẻ mới biết đi, những nỗi sợ hãi này có thể gây ra cảm giác lo lắng tột độ, khiến trẻ thức giấc giữa đêm và khó có thể chìm vào giấc ngủ.
Ác mộng
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cũng nằm mơ, và một số giấc mơ có thể khó chịu, khiến giấc ngủ bị xáo trộn. Ác mộng có thể xảy ra khi trẻ ngủ một mình và góp phần khiến trẻ tỉnh giấc.
Lo lắng về việc rời xa bố mẹ
Lo lắng về việc phải rời xa bố mẹ là một diễn biến tâm lý trẻ em trong giai đoạn tập đi vô cùng bình thường. Điều này khiến trẻ thức dậy vào ban đêm và cư xử cáu kỉnh, đeo bám và quấy khóc khi không thấy bố mẹ ở bên. Hầu hết trẻ chập chững biết đi đều ngủ ngay khi được cha mẹ ôm và vỗ về.
Các thiết bị điện tử
Việc sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử, chẳng hạn như tivi và máy tính bảng có thể cản trở giấc ngủ ngon vào ban đêm và khiến trẻ thức giấc giữa đêm.
Trẻ mới biết đi thường sử dụng các thiết bị điện tử để nghe các bài đồng dao, xem phim hoạt hình hoặc sử dụng các công cụ học tập tương tác. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) không khuyến khích trẻ em dưới hai tuổi sử dụng bất kỳ loại thiết bị điện tử nào.
Bệnh tật
Trẻ thức giấc giữa đêm có thể do nghẹt hoặc sổ mũi, cảm lạnh, ho, sốt và rối loạn tiêu hóa, đau bụng,… Trong một số ít trường hợp, trẻ mới biết đi có thể bị rối loạn giấc ngủ do tác dụng phụ của thuốc.
Nếu bạn nghi ngờ trẻ thức giấc giữa đêm không vì bất kỳ lý do nào ở trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa. Họ sẽ giúp xác định và xác định nguyên nhân chính xác.
Làm thế nào khi trẻ thức giấc giữa đêm?
Bạn có thể thử các bước sau đây để xử lý tình huống việc thức giấc ban đêm ở trẻ mới biết đi:
Xác định nguyên nhân và hành động phù hợp
Mỗi trẻ trong giai đoạn tập đi sẽ có những lý do khác nhau khiến trẻ thức giấc giữa đêm. Một số có thể thức dậy vì đau, và những đứa trẻ khác có thể bị rối loạn giấc ngủ do ngủ trưa quá nhiều hoặc gặp ác mộng. Đánh giá tình hình, xác định nguyên nhân chính xác sẽ giúp bạn đưa ra được các giải pháp phù hợp.
Để trẻ tự điều chỉnh
Bất cứ khi nào trẻ thức giấc giữa đêm, trước tiên hãy để họ tự ngủ lại. Đó là một mẹo nuôi dạy con thiết yếu hữu ích để giải quyết tình trạng thức giấc của trẻ. Nếu trẻ không thể tự ngủ lại được, hãy vỗ lưng hoặc xoa mu bàn tay trẻ, nhưng tránh bế hoặc ôm trẻ vào lòng.
Tuy nhiên, nếu việc thức dậy ban đêm là do bệnh tật hoặc gặp ác mộng, bạn có thể ôm con và vỗ về con cho đến khi con ngủ lại.
Hãy kiên nhẫn với trẻ
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi mỗi khi trẻ thức giấc giữa đêm và gián đoạn giấc ngủ để chờ trẻ trở lại giấc ngủ. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn và không quát mắng trẻ trong những lúc thế này.
Ngược lại, bạn có thể khen ngợi trẻ nếu trẻ không quấy khóc mỗi khi thức giấc hoặc khi trẻ cố gắng tự đi vào giấc ngủ mà không cần bố mẹ.
Mẹo để ngăn trẻ thức giấc giữa đêm
Trong hầu hết các trường hợp, việc thức giấc ban đêm ở trẻ mới biết đi là vấn đề tạm thời và có thể ngăn ngừa được bằng một số biện pháp như:
- Hãy là một tấm gương và tuân theo một thói quen ngủ và thức đã định sẵn. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường quan sát người khác và bắt chước theo. Vì thế, bạn có thể áp dụng đặc điểm này để giúp trẻ có một thói quen ngủ lành mạnh.
- Cho trẻ tắm nước ấm, đánh răng và đọc truyện hằng ngày trước khi đi ngủ. Làm như vậy có thể giúp trẻ cảm thấy thư giãn và chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
- Hạn chế cho trẻ ngủ trưa quá nhiều sẽ hạn chế được tình trạng trẻ thức giấc giữa đêm.
- Giữ cho phòng ngủ của trẻ không có tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác. Ánh sáng nhân tạo cản trở quá trình sản xuất melatonin, khiến giấc ngủ bị cản trở.
- Hạn chế trẻ xem và tham gia các hoạt động có yếu tố kinh dị hoặc sợ hãi. Điều này hạn chế trẻ sợ hãi và gặp ác mộng khi ngủ.
- Đảm bảo phòng ngủ được chiếu sáng mờ và có bầu không khí thoải mái. Cửa sổ nên được che bằng rèm để hạn chế ánh sáng nhân tạo và trẻ phải mặc quần áo thoải mái.
- Đảm bảo tất cả các nhu cầu của trẻ, chẳng hạn như thay tã và bú sữa no trước khi ngủ.
- Đừng chạy ngay đến phòng trẻ nếu trẻ thức giấc giữa đêm. Thay vào đó, hãy đợi vài giây, cho phép trẻ có cơ hội tự ngủ. Khi bạn bước vào phòng của trẻ, hãy đứng cách xa giường của trẻ và trấn an rằng bạn đang ở đó. Tuy nhiên, đừng bật đèn, ở quá lâu hoặc ngủ với trẻ.
Tình trạng trẻ thức giấc giữa đêm trong giai đoạn mới biết đi không phải một vấn đề quá nguy hiểm. Do đó, hãy yên tâm và áp dụng những biện pháp sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ của con bạn nhé!