Mẹ&Con - Làm bố mẹ chúng ta ai cũng biết quá yêu chiều con sẽ gây hại cho con, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt rõ thế nào là yêu chiều quá mức và thế nào là trong chừng mực chấp nhận được. Có nên dạy con bằng đòn roi? Mâu thuẫn cách nuôi dạy con: làm sao giải quyết? 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

10 biểu hiện sau đây cho thấy bạn đang thể hiện tình yêu thương một cách tràn lan quá mức, có thể, tựa như “nhấn chìm” trẻ, có thể không có lợi cho sự phát triển thể chất và tính cách trẻ sau này.

Đãi ngộ đặc biệt

10-bieu-hien-bo-me-qua-yeu-chieu-con-cai

Địa vị của trẻ trong gia đình cao hơn một bậc so với người lớn, luôn được đặc biệt chăm sóc, chẳng hạn như ăn đồ ăn một mình một chế độ, thực phẩm ngon để trước mặt trẻ để cung cấp cho một mình trẻ, ông bà có thể không tổ chức lễ thọ, bố mẹ không tổ chức sinh nhật cho bản thân nhưng lại mua bánh sinh nhật to, tặng quà ê hề cho trẻ… trong ngày sinh nhật. Những trẻ em như vậy tự mình luôn cảm thấy đặc biệt, có thói quen cao hơn người khác một bậc, và như vậy trẻ sẽ tất yếu trở nên ích kỷ, không có sự đồng cảm, chia sẻ và không quan tâm người khác.

Để ý quá mức

Cả nhà không ngừng quan tâm, luôn ở bên cạnh trẻ. Năm mới ngày Tết họ hàng đến chơi thường trêu đùa với trẻ hoặc nói chuyện quanh chủ đề về trẻ, có lúc người nhà nịnh được trẻ biểu diễn tiết mục nào đó lại không ngừng vỗ tay khen ngợi. Những đứa trẻ như thế này sẽ tự cho mình là trung tâm vũ trụ, chúng đích thực trở thành “mặt trời bé con”. Bố mẹ, ông bà đều xoay xung quanh trẻ và trong một ngày từ sáng đến tối đều không được yên bình, sức tập trung bị phân tán, thậm chí khách đến chơi trẻ cứ nằng nặc bỏ đi không buồn trả lời hay nói chuyện khi người lớn hỏi.

Dễ dàng đáp ứng

Trẻ đòi gì đều được cái đó. Có ông bố bà mẹ còn cho con khá nhiều tiền tiêu vặt, dễ dàng đáp ứng trẻ. Những đứa trẻ được yêu chiều như vậy tất nhiên sẽ hình thành nên một tính cách hư đó là không trân trọng vật phẩm, chú trọng hưởng thụ vật chất, lãng phí tiền bạc và không biết quan tâm đến người khác, thậm chí còn không có tinh thần nhẫn nại và chịu khổ.

Cuộc sống lười biếng

Cho phép trẻ ăn uống nghỉ ngơi, chơi đùa, học tập không có quy luật, trẻ thích như thế nào là như thế đó, ngủ dậy muộn, không ăn cơm, chê bai, chọn lọc quá mức thức ăn và chỉ ăn món ăn yêu thích, ban ngày chơi game, chơi trò chơi trẻ yêu thích, đêm xuống xem tivi rất muộn. Những đứa trẻ như thế này sau khi lớn lên sẽ thiếu tham vọng, tính hiếu kỳ, làm việc mất tập trung, làm qua loa cho xong, không có trước có sau.

Năn nỉ, khẩn cầu

10-bieu-hien-bo-me-qua-yeu-chieu-con-cai

Ví dụ như bố mẹ vừa nựng vừa năn nỉ trẻ ăn cơm, đi ngủ, đáp ứng kể cho trẻ nghe 3 câu chuyện trẻ mới ăn xong cơm. Tâm lý của trẻ là, bố mẹ càng năn nỉ thì trẻ càng ngập ngừng, không phân biệt được đúng sai, bố mẹ bồi dưỡng mãi trẻ cũng không có được tính cách phóng khoáng và lòng trách nhiệm, sự uy nghiêm của bố mẹ cũng cạn kiệt.

Thu xếp giúp trẻ

Tôi đã từng hỏi một vài bà mẹ, có muốn cho trẻ lao động không? Có người trả lời: “Yêu tôi còn thể hiện không kịp, còn nhẫn tâm cho trẻ lao động”. Cũng có người nói: “Bảo con làm việc càng phiền phức, tôi làm tất cho nhanh”. Vì vậy, trẻ em 4-5 tuổi còn phải đút cho ăn, không biết mặc quần áo, trẻ 5-6 tuổi không biết làm bất cứ việc nhà nào, không hiểu được lao động là vinh quang và giúp bố mẹ giảm nhẹ gánh nặng. Phụ huynh cứ như vậy hành xử, bao biện cho trẻ, tất nhiên trẻ sẽ mất đi năng lực chăm chỉ, lương thiện, giàu lòng đồng cảm.

Ngạc nhiên

Vốn dĩ “Bò con vừa chào đời không sợ hổ”, trẻ không sợ nước, không sợ bóng đêm, không sợ ngã đau, không sợ bệnh tật. Khi ngã đau xong, trẻ thường không nói, lập tức đứng dậy chơi tiếp. Sau này tại sao trẻ lại sợ sệt, thích khóc? Điều này thường do phụ huynh hoặc ông bà tạo ra.

Tước mất độc lập

Để được an toàn tuyệt đối, bố mẹ không cho trẻ ra đi ra khỏi nhà, cũng không cho phép trẻ chơi cùng với các bạn nhỏ khác. Vì vậy trẻ trở thành “cái đuôi”, không thời khắc nào xa rời bố mẹ hoặc rời xa người nhà một bước, ôm ấp mới chịu ngủ, ngồi cuộn tròn trong lòng người thân, ra ngoài được cõng ở trên lưng, đồ ăn ngậm trong miệng sợ bị hòa tan, nhổ ra thì sợ bay đi mất. Trẻ như thế này sẽ trở nên nhát gan, vô dụng, mất đi tự tin, tâm lý luôn muốn dựa dẫm; khi ở trong nhà thì ngang nhiên bá đạo, ra ngoài lại gan bé như chuột, điều này thể hiện một tính cách thiếu hụt trầm trọng.

Sợ khóc đòi ăn vạ

Do từ bé trẻ đã được đáp ứng theo yêu cầu nên khi gặp phải chuyện không hài lòng, trẻ bèn khóc đòi, nằm đất ăn vạ, không ăn cơm để “đe dọa” bố mẹ. Các ông bố bà mẹ yêu chiều trẻ chỉ còn cách dỗ dành, nịnh nọt, đầu hàng, nghe theo để trẻ chịu ăn. Các bậc phụ huynh sợ trẻ khóc đòi, ăn vạ là những phụ huynh vô năng. Ngược lại, bố mẹ la mắng, đánh đập trẻ sẽ trở nên đứa con vô tình, trong tính cách đã gieo mầm một hạt giống sự ích kỷ, nhẫn tâm, ngang ngược và thiếu sự kiềm chế.

Lá chắn bảo vệ con trước mặt người thân

10-bieu-hien-bo-me-qua-yeu-chieu-con-cai

Có lúc bố dạy con, mẹ lại nuông chiều, che chở: “Không nên quá nghiêm khắc, con còn quá bé”. Khi bố mẹ nghiêm khắc dạy con, bà bèn đứng lên nói: “Các con không được yêu cầu trẻ quá vội, lớn lên cháu sẽ tốt thôi, khi các con còn bé, còn không ngoan bằng cháu bây giờ đâu!”. Những đứa trẻ sống trong không khí và môi trường như thế này đượng nhiên là dạy không nổi, bởi vì trẻ hoàn toàn không có quan niệm đúng sai, đồng thời lúc nào cũng trốn trong “cái ô bảo vệ” và hậu quả là trẻ luôn là nguyên nhân gây bất hòa trong gia đình.

Những ví dụ trên không phải gia đình nào cũng có toàn bộ, nhưng mỗi gia đình đều chiếm một vài phần trong các phương thức yêu chiều trẻ phía trên nhưng cũng nên đề phòng, cảnh giác. Chúng ta hãy luôn lấy tình yêu khoa học, nghiêm túc để bảo vệ trẻ mạnh khỏe trưởng thành.

(ST)

Tags:

Bài viết liên quan