Mẹ&Con – Thở khò khè là hiện tượng hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, mời mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây. Vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh - Chương trình làm mẹ 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh Vệ sinh cho bé sơ sinh

Nguyên nhân bé thở khò khè

so-sinh 

Có nhiều nguyên nhân khiến bé thở khò khè. (Ảnh minh họa)

Bé thở khò khè có thể là do mắc một số bệnh lý như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, tim bẩm sinh hay viêm amidan cấp tính… Tuy nhiên, không phải bé sơ sinh nào thở khò khè cũng xuất phát nguyên nhân từ bệnh lý. Một số trường hợp bé thở khò khè cũng có thể là do tư thế nằm ngủ không đúng (như nằm gối quá cao, nằm sấp…) khiến khí quản và khoang mũi bị chèn ép.

Cách xử trí khi bé thở khò khè

so-sinh 

Mẹ cần biết chính xác nguyên nhân bé thở khò khè trước khi điều trị. (Ảnh minh họa)

Do có nhiều nguyên nhân khiến bé thở khò khè nên mẹ cần phải biết chính xác hiện tượng thở khò khè của bé là do đâu để có cách điều trị thích hợp.

Nếu bé bị nghẹt mũi dẫn đến thở khò khè, mẹ cần kiểm tra xem mũi bé có đờm nhớt hay nước mũi không. Nếu có, mẹ chỉ cần tiến hành rửa mũi bằng nước muối sinh lý, hút mũi và giữ ấm cho bé. Điều này sẽ giúp mũi bé thông thoáng và triệu chứng thở khò khè cũng giảm dần theo thời gian. Trường hợp bé thở khò khè do tư thế nằm không phù hợp, mẹ phải chỉnh lại tư thế ngủ cho bé, tốt nhất là tư thế nghiêng.

Tuy nhiên, với một số trường hợp bé thở khò khè kèm theo dấu hiệu nặng dưới đây thì mẹ cần phải cho bé đi khám bác sĩ ngay:

– Bé dưới 3 tháng tuổi thở khò khè dù ít cũng vẫn nên đi khám bác sĩ, do ở độ tuổi này, việc tự ý điều trị tại nhà rất dễ làm bé gặp nguy hiểm.

– Bé khò khè còn kèm theo biểu hiện tím tái, bỏ bú, ho nhiều và rối loạn tri giác.

– Bé đã từng mắc bệnh hen suyễn.

– Bé khò khè trên 3 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Bé đột ngột khó thở, thở gấp và lồng ngực đập mạnh.

– Bé khò khè kèm sốt và nôn mửa.

Tags:

Bài viết liên quan