Mẹ&Con – Trẻ em là đối tượng rất dễ bị táo bón do mê ăn thịt cá hơn rau củ quả. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại khá lo lắng khi cho con ăn nhiều chất xơ mà vẫn táo bón. Nguyên nhân là do đâu? Mời mẹ cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé. 6 loại thực phẩm dễ khiến trẻ táo bón 8 loại thực phẩm chữa khỏi táo bón Trẻ bị táo bón, mẹ nên làm gì?

Táo bón là gì?

tao-bon Ảnh minh họa.

Táo bón là hiện tượng phân khô cứng, đi đại tiện khó khăn và thời gian lâu. Nguyên nhân của tình trạng này là do khả năng co bóp của ruột kém. Tình trạng này thường gặp nhất là ở trẻ em, do trong giai đoạn này các bé thường ăn các món ăn vặt không lành mạnh nhiều, chế độ ăn uống không khoa học và thức ăn nhiều dầu mỡ, đạm, ít chất xơ.

Vai trò của chất xơ với táo bón

Chất xơ là các mạch polysaccharides mà cơ thể con người gần như không tiêu hóa được, trong đó gồm các nhóm chất như cellulose, pectin, lignin… Dựa vào độ phân tán trong nước, chất xơ được chia làm 2 loại: chất xơ hòa tan (loại mịn) và chất xơ không hòa tan (loại thô). Cả hai loại chất xơ này đều có khả năng phòng chống và hỗ trợ điều trị táo bón cho cơ thể.

Chất xơ hòa tan khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ hút nước hình thành dạng gel, loại gel này có tác dụng làm tăng độ xốp, làm mềm phân, từ đó hỗ trợ hoạt động đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Trong khi đó, chất xơ hòa tan có đặc tính hút nước, làm tăng khối lượng phân giúp kích thích thành ruột, tác động đến nhu động ruột và tăng co bóp ruột để tống phân ra ngoài.

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể kể đến như các loại rau xanh đậm (súp lơ, cải bắp, mồng tơi, rau khoai lang…), các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu hà lan…), các loại trái cây (cam, táo, chuối, đu đủ…)… Tùy vào khẩu vị của bé mà mẹ có thể chọn các loại thực phẩm khác nhau để bổ sung chất xơ hàng ngày cho bé, giúp phòng tránh táo bón.

Vì sao bé ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón?

 tao-bon

Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, để giúp bé phòng tránh hay điều trị táo bón, ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, mẹ cũng cần chú ý những điều sau đây:

–  Cho bé uống nhiều nước, vì nước cũng là thành phần giúp thanh lọc, làm sạch ruột và hỗ trợ ruột non tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, nước còn góp đến 80% vào hoạt động bài tiết ở ruột già. Nhu cầu nước của các bé phụ thuộc vào độ tuổi:

Độ tuổi Nhu cầu nước 
Dưới 6 tháng tuổi Bé bú sữa mẹ hay sữa ngoài thì không cần bổ sung thêm nước. Trường hợp bé bị táo bón, mẹ có thể cho bé uống khoảng 100 – 200ml nước/ngày.
6 – 12 tháng tuổi 200 – 300ml nước/ngày
1 – 3 tuổi 500 – 600ml nước/ngày
3 – 5 tuổi 1 lít nước/ngày
Trên 10 tuổi 1,5 – 2 lít nước/ngày

Với các bé trên 4 tháng tuổi, ngoài nước lọc, mẹ có thể cho bé uống thêm một chút nước trái cây giàu chất xơ mỗi ngày để điều trị táo bón hiệu quả hơn.

–  Đảm bảo chất xơ trong thức ăn dù qua quá trình chế biến cũng không bị mất đi, tốt nhất là không nên chế biến (nấu) rau củ quá kỹ.

–  Dặn bé không nên nhịn đi vệ sinh, vì nhịn đị vệ sinh (do tâm lý ngại hay sợ hãi…) thường xuyên cũng khiến bé dễ bị táo bón hoặc làm tình trạng táo bón trầm trọng thêm.

–  Khuyến khích bé năng vận động cơ thể (như chạy nhảy, nô đùa, đi bộ, bơi…) nhằm giúp các cơ quan tiêu hóa tăng cường khả năng làm việc. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể xoa bụng bé mỗi ngày để kích thích nhu động ruột.

–  Với các bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, mẹ có thể thay thế ngũ cốc gạo bằng ngũ cốc lúa mạch để cải thiện tình trạng táo bón.

–  Giảm bớt các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa công thức trong thời gian bị táo bón.

Tags:

Bài viết liên quan