Me&Con - Thời tiết nóng nực, uống không đủ nước sẽ khiến trẻ sơ sinh mắc một số loại bệnh, trong đó có bệnh táo bón. Táo bón là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, gây nhiều khó khăn và lo lắng ở trẻ. Sau đây Me&Con sẽ gợi ý cho mẹ vài cách chữa táo bón an toàn cho trẻ sơ sinh có hiệu quả. 15 mẹo chữa táo bón hiệu quả cho bé theo kinh nghiệm dân gian Tuyệt chiêu giúp bé yêu thoát táo bón Trẻ bị táo bón, mẹ nên làm gì?

Bổ sung nước cho trẻ

Táo bón thường xuất hiện khi trẻ sơ sinh bị thiếu nước, do đó bên cạnh các cữ bú hàng ngày, mẹ hãy cho bé uống thêm nước sôi để nguội. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú mẹ thì không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì mẹ hạy cho bé uống từ 50 – 100ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng, mẹ cho uống 200 ml nước/ngày. Trẻ từ 1 – 3 tuổi uống 500ml nước/ngày, trẻ từ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày.

uong-nuocCho trẻ uống nước để bổ sung nước cho cơ thể. (Ảnh minh họa)

Nếu trẻ không chịu uống nước mẹ có thể thay thế bằng một lượng nhỏ nước ép trái cây pha loãng. Và bạc hà pha loãng được các mẹ tin dùng, giúp làm dịu dạ dày bé, hỗ trợ hệ tiêu hóa và đại tiện. Bạn nên tránh các loại nước ép trái cây như mơ, đào, cam, thơm, kiwi vì hầu hết các loại quả mọng gây kích thích dạ dày của bé.

Cho trẻ tắm bằng nước ấm

Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn của trẻ. Giúp bé thư giãn cơ bụng sẽ làm giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Để trị táo bón cho trẻ, mẹ có thể làm 1 trong 2 cách sau đây.

– Cho trẻ ngồi trong chậu nước ấm khoảng 5 – 10 phút, ngày làm từ 2 – 3 lần. (Áp dụng cho trẻ hơn 1 tháng tuổi).

– Lấy khăn mềm thấm nước ấm, để hơi ấm ấm rồi day trực tiếp vào vùng hậu môn của trẻ từ 30 giây đến 1 phút. Chú ý phải làm thật nhẹ nhàng tránh trẻ bị đau. Với cách làm đơn giản này, trẻ sẽ đi ngoài dễ dàng hơn.

Di chuyển chân cho bé

Sau khi tắm cho trẻ bằng nước ấm, mẹ đặt bé nằm ngửa trên một chiếc khăn tắm sạch rồi đặt tiếp một tấm tã vải dưới mông bé. Nhẹ nhàng cầm hai chân bé trong tay rồi di chuyển hai chân bé như đang chạy xe đạp. Cách này có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu phân của bé, làm tăng tần suất đi đại tiện, điều trị táo bón. Tuy nhiên, mẹ không nên làm quá lâu sẽ khiến trẻ dễ bị mệt, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mẹ nên chia nhiều lần tập, mỗi lần từ 2 – 5  phút.

Mát xa bụng

Xoay vòng nhỏ quanh rốn: Mẹ đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay cạnh rốn bé, ấn xuống nhẹ nhàng sau đó xoay vòng và tiếp tục ấn nhẹ, bạn trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại động tác này. Xoay theo chiều kim đồng hồ, tiếp đến xoay dần ra ngoài cho đến hông phải, động tác này giúp thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài của ruột.

mat-xa-bungMát xa bụng giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa)

Xoay vòng lớn quanh bụng: Mẹ bắt đầu mát xa cho bé từ hông phải, di chuyển ngón tay và lòng bàn tay đến bờ sườn phải, sau đó đến cùng điểm ở bờ sườn trái. Tiếp tục vuốt xuống ngay bên hông trái, rồi đến phần bụng dưới, lặp lại vài lần, động tác này giúp đẩy các chất trong ruột già đi.

Tags:

Bài viết liên quan