Mẹ và Con - Nhiều mẹ bầu thường nghĩ rướn người khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Vậy đó có phải lý do vì sao bà bầu không được rướn người?

Vì sao bà bầu không được rướn người? Trong thai kỳ, luôn có những tư thế hay hoạt động kiêng kỵ mẹ bầu nên tránh để giữ an toàn cho bản thân và em bé.

Đặc biệt, một hành động luôn được xem là nguy hiểm đối với thai phụ là rướn người, nhón chân giơ tay lên cao và câu hỏi vì sao bà bầu không được rướn người có rất nhiều câu trả lời khác nhau.

Hai trong số đó là có thể khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ hay làm người mẹ dễ vấp ngã. Vậy, để tìm ra cách giải thích đúng khoa học cho hành động nên tránh khi mang thai này, chúng ta sẽ trả lời câu hỏi vì sao bà bầu không được rướn người thông qua việc tìm hiểu những tác hại của nó đến mẹ bầu và thai nhi ngay sau đây.

Thật hay không việc mẹ bầu rướn người làm thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Khi bàn đến vì sao bà bầu không được rướn người, nhiều người thường tin vào quan điểm cho rằng hành động này nguy hiểm là do có thể làm dây rốn quấn cổ thai nhi trong bụng, còn gọi là tràng hoa quấn cổ.

Nhưng theo những chuyên gia sản khoa, tình trạng tràng hoa quấn cổ không hoàn toàn là do hành động rướn người, nhón chân, với tay lên cao của người mẹ. Trường hợp này có thể xuất hiện vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, thậm chí là vào khoảnh khắc chuyển dạ hoặc ngay cả trong quá trình sinh nở.

nguyên nhân vì sao bà bầu không được rướn người

Giải thích cho vấn đề vì sao bà bầu không được rướn người không liên quan đến dây rốn quấn cổ. Đó là vì hiện tượng dây rốn quấn cổ là do sự thay đổi tư thế của con trong bụng mà vô tình gây ra.

Các bé hiếu động có thể gặp tình trạng này nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu chiều dài dây rốn bất thường hay có cấu trúc yếu cũng có khả năng quấn vào cơ thể con. Việc lấy giả thuyết dây rốn quấn cổ thai nhi để trả lời cho vì sao bà bầu không được rướn người đến nay vẫn chưa được khoa học ủng hộ.

Câu trả lời cho vấn đề vì sao bà bầu không được rướn người là: Tình trạng này sẽ khiến mẹ không giữ được thăng bằng, tăng nguy cơ vấp ngã hoặc bị vật ở trên cao rơi trúng. Tóm lại, để không bị té ngã và giữ an toàn cho mẹ và bé chính là lý do của vì sao bà bầu không được rướn người mà chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể ngay sau đây.

Vì sao bà bầu không được rướn người và hành động này có những tác hại gì?

Để trả lời vì sao bà bầu không được rướn người, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sự nguy hiểm của hành động này. Trước tiên, tư thế rướn người, nhón chân, với tay để lấy đồ buộc mẹ phải giữ thăng bằng trên các đầu ngón chân trong khi với tay lên cao.

Khi đó, những đầu ngón chân phải chịu toàn bộ sức ép của trọng lượng cơ thể nên dễ làm mẹ bầu mất thăng bằng và vấp ngã, nhất là khi bụng mẹ ngày càng to và cân nặng thì tăng lên từng ngày trong giai đoạn thai kỳ.

Hơn nữa, việc căng cơ vùng bụng trong lúc kiễng chân, rướn người, với tay lên cao sẽ làm cả mẹ và bé khó chịu. Vì sao bà bầu không được rướn người còn nằm ở nguy cơ có thể làm mẹ bầu trúng phải những vật nặng ở trên nếu chẳng may chúng rơi xuống.

Vậy mẹ có thể thấy dù lý do cho vì sao bà bầu không được rướn người không liên quan trực tiếp đến bé bị dây rốn quấn cổ thì hành động này cũng vô cùng nguy hiểm nên mẹ cần kiêng kỵ để giữ an toàn cho bản thân và bé con.

Nên xử lý ra sao nếu thai nhi xuất hiện tình trạng bị dây rốn quấn cổ?

Nguyên nhân thực sự vì sao bà bầu không được rướn người không phải là e ngại thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Thế nhưng, mẹ vẫn cần ngăn ngừa tình trạng này và có cách xử lý đúng đắn nếu nó xảy ra.

vì sao bà bầu không được rướn người không liên quan tới vấn đề dây rốn quấn cổ thai

Mẹ có thể phòng ngừa trước cho con bằng thói quen khám thai và siêu âm định kỳ. Dây rốn quấn cổ thường chỉ xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu phát hiện tình trạng này, mẹ không cần quá lo lắng mà hãy phối hợp với bác sĩ để có phương án xử lý an toàn.

Ngoài tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ cũng nên để bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời là không làm việc nặng, với tay quá cao, tránh các bài tập thể dục quá sức để hạn chế nguy cơ té ngã, căng giãn cơ bụng, đau lưng gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Những hoạt động, tư thế mẹ bầu cần tránh tuyệt đối

Lý do vì sao bà bầu không được rướn người nằm ở sự nguy hiểm của tư thế này. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những tư thế, hoạt động cũng tiềm ẩn nguy cơ tương tự mà thai phụ cần tránh tuyệt đối, đó là:

  • Leo trèo: Trèo lên cao hoặc đứng lên thang, ghế sẽ làm mẹ bầu không giữ được thăng bằng, dễ sẩy chân té ngã nên mẹ cần tránh tuyệt đối.
  • Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu: Nếu mẹ ngồi hay đứng yên một thời gian dài có thể gây sự chèn ép mạch máu, tác động xấu đến tuần hoàn, làm giãn tĩnh mạch hoặc phù chân.
  • Ngồi xổm: Tử cung thường phải chịu một lực ép lớn nếu mẹ có thói quen ngồi xổm thường xuyên, gây hại đến sự phát triển của bào thai. Do đó, mẹ hãy sử dụng ghế có lưng tựa thoải mái nếu muốn ngồi nghỉ ngơi nhé!
  • Nằm ngửa khi ngủ: Giai đoạn gần sinh là lúc bụng mẹ đã to, việc nằm ngửa sẽ gây áp lực lên các mạch máu, nhất là tĩnh mạch chủ dưới, cột sống…, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng em bé. Vì vậy, mẹ nên tránh nằm ngửa mà hãy đổi sang tư thế nằm nghiêng qua trái để giải tỏa áp lực. Đồng thời, để hỗ trợ tư thế nằm nghiêng, mẹ có thể tận dụng gối chữ U để lót đầu trong khi ngủ để được thoải mái hơn.
  • Gập người: Hành động gập người, khom lưng buộc cột sống phải chịu sức nặng của trọng lượng cơ thể. Điều này dễ dẫn tới tổn thương lưng hoặc có xu hướng làm nặng hơn chứng đau lưng khi mang thai.
  • Hoạt động mạnh: Việc thực hiện nhiều hoạt động với cường độ mạnh trong lúc mang thai, nhất là mang vác đồ vật nặng vừa làm mẹ bầu mệt mỏi, đau lưng vừa tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng thai kỳ, trong đó có thể là đe dọa sảy thai hoặc sinh non.

Các thói quen mẹ bầu nên duy trì

Biết được vì sao bà bầu không được rướn người, đâu là những tư thế cần tránh thì mẹ cũng cần có những thói quen tốt để quá trình mang thai được thuận lợi và an toàn. Những thói quen đó là:

  • Tập ngủ thoải mái bằng cách nằm nghiêng bên trái, nghe nhạc trước khi ngủ, dùng gối ôm bà bầu gác chân hay dựa lưng,… . Tư thế nằm nghiêng qua trái giúp máu lưu thông tốt, dưỡng chất nhanh chóng tới thai nhi, và tử cung không phải chèn ép quá nhiều lên tĩnh mạch chủ. Còn nghe nhạc sẽ xoa dịu tinh thần mẹ bầu, dùng gối để giảm đau lưng đều góp phần giúp mẹ ngủ ngon hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng, đều đặn: Mẹ có thể thử đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để các cơ được thả lỏng, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ sức khỏe và giúp ngủ ngon vào mỗi đêm.
  • Khám thai và siêu âm định kỳ: Mẹ bầu nào cũng nên lưu ý lịch siêu âm và khám thai của mình. Nếu phát hiện có bất cứ tình trạng khác thường nào thì phải báo với bác sĩ để phối hợp điều trị một cách an toàn.

vì sao bà bầu không được rướn người và lời khuyên từ bác sĩ

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm ra lý do vì sao bà bầu không được rướn người và cả những tư thế cần tránh khác. Tất cả các tư thế này đều rất nguy hiểm nên mẹ hãy tránh hoặc nhờ người thân giúp đỡ để đảm bảo an toàn cho bản thân và bé con nhé!

Bài viết liên quan