Mẹ và Con - Những bất đồng về tài chính trong hôn nhân có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn và người ấy có những ưu tiên tài chính khác nhau. Vậy, làm gì khi có những vấn đề về tài chính để tránh dẫn đến ly hôn?

Ngay cả những cặp đôi gắn bó nhất, hiểu nhau nhất thỉnh thoảng cũng đối đầu nhau và có mâu thuẫn. Và vấn đề tài chính trong các mối quan hệ hay tranh cãi về tài chính trong hôn nhân là điều khó tránh khỏi. Nhưng trong khi một số bất đồng chỉ thoáng qua thì những bất đồng khác có thể gây ra những rạn nứt nghiêm trọng dẫn đến ly hôn.

Ưu tiên những việc quan trọng khi có bất đồng về tài chính trong hôn nhân

Không phải tất cả những bất đồng về tài chính trong hôn nhân đều như nhau. Một số việc, chẳng hạn như việc mua sắm xa xỉ không thường xuyên, có thể dẫn đến những cuộc tranh cãi nhỏ, nhưng một số khác, nếu không được giải quyết, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hiện tại và trong tương lai.

Ví dụ, bảo hiểm (39% các cặp vợ chồng thừa nhận đã tranh cãi nhau vì khoản tiền bảo hiểm trong một cuộc khảo sát gần đây) là một vấn đề tài chính mà bạn nên giải quyết trước khi cần đến nó. Vậy làm thế nào để thảo luận vấn đề tài chính với vợ/chồng của bạn ? Làm thế nào để giải quyết vấn đề tiền bạc trong một mối quan hệ?

Dưới đây là một số hạng mục tài chính đáng được ưu tiên và lập kế hoạch để giải quyết những bất đồng về tài chính trong hôn nhân.

Nợ hiện tại

Hơn 50% các cặp đôi bước vào lễ đường với khoản nợ kéo theo sau lưng. Đối với 40% những cặp vợ chồng này, khoản nợ sẽ trở thành nỗi đau trong cuộc hôn nhân của họ. Và thật dễ hiểu vì sao – giữa các khoản thế chấp, cho vay mua ô tô, cho vay sinh viên, thẻ tín dụng và cho vay cá nhân, bạn có thể nhanh chóng nhận ra mình đang phải gánh khoản nợ lên đến vài trăm triệu.

Nhiều khoản thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến ngân sách hàng tháng của bạn mà khoản nợ không được quản lý hợp lý có thể làm giảm điểm tín dụng, khiến bạn khó vay hơn ở những làn sau. Do đó, nên ưu tiên thanh toán các khoản nợ trước khi bạn đang giải quyết các vấn đề tài chính trong hôn nhân.

Thanh toán bảo hiểm

Đối với hầu hết chúng ta, thanh toán bảo hiểm sẽ giúp bạn đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, đây là một chủ đề có thể căng thẳng đến mức gần 1/4 số cặp đôi được khảo sát tránh thảo luận về vấn đề này, điều này có thể dẫn đến những bất đồng về tài chính trong hôn nhân.

Bạn và người bạn đời của mình cần ngồi lại, liệt kê các khoản bảo hiểm cần thanh toán. Nếu có thể, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Chẳng hạn như nên thanh toán bảo hiểm sức khỏe trước khi nghĩ đến bảo hiểm xe máy hay điện thoại.

mâu thuẫn tài chính trong hôn nhân

Các khoản chi phí sinh hoạt – nuôi dạy con cái

Bất đồng về tài chính trong hôn nhân thường đến từ những vấn đề rất nhỏ như chi phí sinh hoạt và nuôi dạy con cái, điển hình như việc nên chi bao nhiêu tiền cho một bữa ăn hàng ngày.

Bạn và người ấy nên tính toán xem tổng thu nhập của cả 2 trừ ra các khoản chi phí thanh toán nợ và bảo hiểm là bao nhiêu, còn có thể chi tiêu cho các chi phí sinh hoạt, nuôi dạy con cái bao nhiêu để tránh khủng hoảng tài chính.

Tiền tiết kiệm

Tiết kiệm là một khía cạnh quan trọng trong kế hoạch tài chính của các cặp vợ chồng. Có nhiều khoản tiền tiết kiệm như tiền tiết kiệm để nghỉ hưu, tiết kiệm cho những vấn đề phát sinh (tai nạn, ốm đau, hiếu hỉ,…). Một cuộc trò chuyện về việc tiền tiết kiệm sẽ giúp hai bạn hiểu nhau hơn và tránh những mâu thuẫn về tài chính trong hôn nhân có thể xảy ra.

“Lên lịch” để nói về ngân sách của bạn thay vì chỉ nói khi tức giận

Một mối quan hệ lành mạnh phụ thuộc vào sự giao tiếp và sự đoàn kết tài chính phụ thuộc vào những cuộc trò chuyện hiệu quả. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên dành những cuộc thảo luận về tài chính trong hôn nhân vào những lúc có sự khác biệt về tài chính tăng lên hoặc khi xảy ra trường hợp khẩn cấp về tiền bạc.

Việc “lên lịch” một cuộc trò chuyện về tài chính trong hôn nhân chung của hai vợ chồng sẽ giúp hai bạn thống nhất với nhau về những khoản chi phí cần chi tiêu, từ đó giảm thiểu những bất đồng về tài chính trong hôn nhân. Nên trao đổi vào thời điểm cả hai đều thật sự thấy thoải mái.

Và hãy nhớ rằng, nói về tài chính trong hôn nhân không nhất thiết phải là cam chịu, nghe lời đối phương hay chỉ nói về những vấn đề tiêu cực. Bạn có thể dành thời gian để thảo luận về những điều thú vị, chẳng hạn như tiết kiệm cho một mục tiêu chung hoặc sử dụng số tiền dư thừa trong kỳ nghỉ chung.

cách giải quyết vấn đề tài chính trong hôn nhân

Cân nhắc sự trợ giúp từ bên ngoài nếu gặp bất đồng về tài chính trong hôn nhân

Có nhiều lý do khiến các cặp đôi cân nhắc việc ly hôn. Nhưng các khảo sát đã chỉ ra rằng, rắc rối về tiền bạc thường đứng đầu danh sách những vấn đề trong tình yêu và hôn nhân. Điều đó không có nghĩa là sự khác biệt về tài chính là con đường tự động dẫn đến ly hôn, nhưng điều đó có nghĩa là một số cặp vợ chồng có thể cần một chút trợ giúp khi giải quyết những khác biệt đó.

Nếu bạn không thể tham gia vào các cuộc trò chuyện hữu ích về tài chính của mình hoặc nếu chúng quan trọng đến mức bạn dường như không thể tự mình giải quyết chúng, có lẽ đã đến lúc cân nhắc đến việc tham khảo thêm ý kiến từ những người xung quanh. Bạn có thể hỏi ý kiến của bố mẹ hai bên hoặc một người bạn của mình, hay thậm chí là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính.

Có những khoản tài chính chung cho vợ chồng

Sau khi về chung nhà, việc mà nhiều cặp đôi ngao ngán thảo luận với nhau nhất chính là chồng có nên đưa tiền cho vợ hay không, hai người nên xài tiền riêng hay chung? Các chuyên gia trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho biết, để tránh các bất đồng về tài chính trong hôn nhân, hai bạn nên có những khoản tiêu xài cá nhân riêng của mình. Và dĩ nhiên, cả hai cũng phải có những khoản tiền chung để sử dụng trong việc xây dựng tổ ấm.

Bạn và người ấy có thể thống nhất với nhau về số tiền cả hai cùng đóng góp trong một tháng, dựa trên những tính toán về kế hoạch tài chính mà cả hai đã thực hiện. Và đừng quên ghi chú thật kỹ những khoản tiền đã tiêu để tránh gây ra ra những hiểu lầm không đáng có bạn nhé.

Hãy nhớ thỏa hiệp với người bạn đời của mình

Có một số quyết định tài chính trong hôn nhân nhất định cần phải khá cụ thể, chẳng hạn như lập ngân sách chi tiêu trong gia đình, kế hoạch nghỉ hưu và quản lý nợ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn hoặc người bạn đời của mình phải liên tục từ bỏ mọi thứ bản thân cần hoặc muốn.

vấn đề tài chính trong hôn nhân mà vợ chồng thường gặp

Điều đó cũng không có nghĩa là vợ chồng phải sống trong đau khổ vì thiếu sự nhượng bộ. Hãy nhớ rằng cả hai đều phải hy sinh và nhường nhịn nhau để cân bằng tài chính lành mạnh. Chẳng hạn như nếu cả hai đang có nhiều khoản nợ chưa chi trả, bạn có thể thỏa hiệp với người bạn đời của mình về việc mỗi người sẽ cắt giảm 1/5 số tiền chi tiêu cá nhân hàng tháng để sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này thay vì chỉ một mình bạn hoặc người ấy phải trả nợ và cắt xén chi tiêu tối đa.

Những vấn đề về tài chính trong hôn nhân chính là mồi lửa làm cho nhiều đôi vợ chồng cãi nhau vì tiền, hôn nhân rạn nứt hay thậm chí dẫn đến ly hôn. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều sẽ có cách giải quyết. Vì thế cứ hãy bình tĩnh mà tháo gỡ những nút thắt thay vì tức giận để rồi đẩy đối phương ra xa khỏi mình bạn nhé.

Bài viết liên quan