Các bác sĩ khuyến cáo, sản phụ khi đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm sau sinh cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không chịu điều trị sớm, bệnh sẽ trở nên nặng hơn khiến bệnh nhân ngày càng suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của cả mẹ và bé.
Ảnh minh họa
Trường hợp mẹ phải uống thuốc chống trầm cảm thì không được cho con bú sữa mẹ vì thuốc qua đường sữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Cho nên, trường hợp này trẻ chỉ nên bú sữa ngoài. Ngoài ra, khi mẹ bị trầm cảm, dễ bị nhạy cảm trước các vấn đề, hay bị căng thẳng nên khả năng tiết ra những chất không tốt cho sức đề kháng của trẻ.
Quá trình điều trị còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chứng trầm cảm mà mẹ mắc phải. Trường hợp nhẹ, mẹ chỉ cần điều trị từ 1-12 tuần, còn nếu bệnh trở nặng hơn phải mất 6-12 tháng thì mẹ mới chấm dứt khỏi chứng bệnh trầm cảm sau sinh. Riêng đối với trường hợp sản phụ đã từng mắc chứng trầm cảm trước sinh một lần thì liệu trình điều trị sẽ lâu hơn.
Trong thời gian mẹ bị trầm cảm, cơ thể dễ bị suy nhược, tâm lý không ổn định nên người thân cần phải chia sẻ khó khăn, thay nhau chăm sóc bé để giúp sản phụ có thêm thời gian thư giãn. Tới lúc được điều trị ổn định, tâm lý của mẹ không còn những suy nghĩ tiêu cực nữa thì lúc đó người nhà mới hoàn toàn yên tâm giao việc nuôi con cho sản phụ.
Thực tế, có tới 3-6% sản phụ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Nếu chứng trầm cảm chỉ thoáng qua, sản phụ chỉ có biểu hiện khóc lóc kéo dài 1 tuần là sẽ chấm dứt. Chứng trầm cảm cũng thường xuất hiện từ tuần thứ 4 sau khi sinh, đặc biệt là vào tuần thứ 8-12.
Đặc biệt, người thân cũng có thể dự đoán trước nguy cơ sản phụ bị trầm cảm sau sinh. Bởi 30-50% thai phụ có biểu hiện trầm cảm trong thai kỳ. Trầm cảm sau sinh có hơn 50% hồi phục hoàn toàn sau vài tháng, một số kéo dài hơn 1 năm
Một số dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm sau sinh như mệt mỏi, ngủ kém, rối loạn ăn uống, thường xuyên nghĩ tiêu cực, căng thẳng, xuất hiện ý nghĩ tội lỗi, không xứng đáng làm mẹ, thậm chí muốn tự sát.