Việc bé sơ sinh bị ho, nhất là các bé còn quá nhỏ dễ dàng khiến phụ huynh lo lắng. Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao là thắc mắc tất yếu.
Việc chăm sóc, chữa ho cho bé cần phải cẩn thận. Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao, có dùng thuốc hay không, khi nào cần đưa bé đến bệnh viện… là các vấn đề sẽ được bài viết này giải đáp.
Vì sao trẻ sơ sinh bị ho?
Trẻ sơ sinh bị ho ít hơn các bé lớn tuổi nhưng lại rất dễ gây lo lắng. Tin vui là trong phần lớn các trường hợp, ho ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm.
Ho là một cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các chất cản trở trong đường hô hấp. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ho rất đa dạng, nhìn chung, đây là dấu hiệu cho thấy đường thở của bé bị kích thích.
Nguyên nhân kích thích rất đa dạng:
- Có hơn 200 loại vi-rút cảm lạnh khác nhau mà con bạn có thể tiếp xúc. Chúng gây nghẹt mũi, hắt hơi, sốt và dĩ nhiên là ho.
- Dị ứng, trẻ có thể bị dị ứng với thực phẩm (do mẹ ăn vào), dị ứng thời tiết, phấn hoa, khói bụi… Ho do dị ứng thường không kèm các dấu hiệu đau họng, sốt.
- Bé ho có đờm màu vàng đục hoặc xanh thì đó là dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Khi trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé. Trong một số trường hợp, ho ở trẻ sơ sinh có thể cản trở việc hô hấp, làm bé đau và khó chịu.
Cha mẹ không cần nóng vội mà hãy theo dõi và chọn cách chăm sóc phù hợp. Nếu tình trạng của con không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn hãy nhanh chóng đưa con tới bác sĩ nhé!
Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao?
Khi trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao chắc chắn là điều bạn đang lo lắng. Bé sơ sinh còn rất nhỏ, cha mẹ không nên vì lo lắng mà áp dụng các biện pháp chưa được kiểm chứng.
Đặc biệt, tuyệt đối không được dùng mật ong để trị ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì sẽ gây ngộ độc botulinum. Vậy khi trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao mới là tốt nhất?
Bạn có thể thử 4 cách trị ho cho bé sơ sinh sau:
Cho bé bú nhiều sữa
Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao thì trước hết cần chú ý bổ sung đủ nước cho bé. Trẻ sơ sinh nên được cho bú đầy đủ, bú thường xuyên.
Việc có đủ nước sẽ giúp bé làm lỏng đờm, dịch nhầy, từ đó giúp long đờm dễ dàng hơn. Không có đờm trong đường thở bé cũng sẽ ít bị ho hơn.
Nếu để bé bị mất nước, nước mũi và các chất nhầy khô lại sẽ kích thích đường hô hấp, gây ho lâu hơn. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là cho bé bú nhiều hơn bình thường.
Các chuyên gia cho rằng không cần cho bé bú nhiều hơn bình thường. Chỉ cần cho bé bủ đủ, cơ thể trẻ sẽ tự hồi phục.
Dùng nước muối sinh lý
Nếu trẻ sơ sinh thường bị ho sau khi ngủ dậy thì nguyên nhân chủ yếu là chất kích ứng hoặc đờm chảy vào cổ họng bé gây ho. Để giảm ho cho trẻ bạn chỉ cần dùng nước muối sinh lý.
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý là cách đơn giản giúp loại bỏ các chất này. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mỗi lần vệ sinh chỉ nhỏ 1 giọt/lỗ mũi.
Không nhỏ quá 6 lần/ngày. Nếu dùng nước muối sinh lý rửa quá nhiều có thể phản tác dụng, khiến cơ thể sản xuất nhiều dịch nhầy hơn nữa.
Hút mũi cho bé sơ sinh bị ho
Hút mũi cho trẻ cũng là một cách. Sau khi nhỏ mũi cho con, bạn có thể dùng một ống bơm để cho vào mũi và hút lấy chất nhầy đã được làm loãng.
Cần lưu ý chỉ đưa vào 6-12mm, hướng về phía sau và hai bên mũi. Bạn phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Nếu hút mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần có thể làm niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, trầy xước thậm chí là viêm nhiễm.
Làm ẩm không khí
Đây không chỉ là mẹo chữa khi trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao mà còn giúp ngừa ho ở trẻ rất tốt. Không khí ẩm giúp mũi và đường thở của trẻ không bị khô rát. Điều này giảm kích ứng rất tốt.
Ngược lại, không khí khô hanh sẽ khiến cơn ho thêm trầm trọng. Bạn có thể dùng máy tạo ẩm cho cả căn phòng.
Nếu không có điều kiện dùng máy tạo ẩm hãy bế bé ngồi trong phòng tắm, xả nước nóng, để bé hít không khí ẩm khoảng 10-15 phút. Cách này giúp giảm triệu chứng nhanh, lại an toàn cho trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bệnh?
Tuy hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có thể tự khỏi, bạn không nên chủ quan. Cần biết trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao, khi nào phải đưa trẻ đi khám để kịp thời xử lý.
Nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nhanh, lặng lẽ rất nguy hiểm cho bé. Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, không thể tự biểu đạt gì, nên cần được theo dõi sát sao.
Nếu bạn thấy con có các dấu hiệu như sau thì cần đưa bé đi khám ngay:
- Trẻ sơ sinh thở nhanh, đếm nhịp thở thấy trên 60 lần/phút.
- Trẻ có các cơn ngừng thở tạm thời, đặc biệt là sau khi ho.
- Nếu trẻ có khó thở nặng, thở hổn hển, hoặc môi và ngón tay bị tím tái thì phải đưa đi khám ngay. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh đã nghiêm trọng.
- Bé sơ sinh bị ho kèm với các triệu chứng khác như sốt cao, mệt mỏi, không chịu bú hoặc không đi vệ sinh.
- Bé ngủ li bì, mơ màng khó đánh thức hoặc trẻ bị sốt cao co giật.
Khi trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao thì quan trọng nhất là chữa triệu chứng tại nhà. Nếu lo lắng tình trạng ho của bé chuyển biến nặng, mẹ nên nhanh chóng đưa con yêu đi đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám nhé.