Mẹ và Con - Trong quá trình nuôi con, hẳn bạn đã không ít lần trẻ bị sốt, cảm, nổi mề đay… đặc biệt là nôn. Tuy đây là biểu hiện bình thường do những nguyên nhân không quá đáng ngại, nhưng bên cạnh đó trẻ 8 tuổi bị nôn cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm mà mẹ nhất định phải biết...

Nắm được nguyên nhân và cách khắc phục những tình trạng thường gặp ở trẻ là kiến thức quan trọng mà bố mẹ nên nắm trong quá trình dạy con cái. Một trong số đó là những kiến thức liên quan đến tình trạng trẻ 8 tuổi bị nôn. Mẹ và Con sẽ mách mẹ những kiến thức cần thiết sau đây.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ 8 tuổi bị nôn

Cảm giác nôn sẽ khiến trẻ thấy khó chịu, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt là gây ra chứng biến ăn kéo dài ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ở trẻ để có hướng khắc phục nhanh chóng:

Những nguyên nhân bình thường

Nôn là biểu hiện thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ bị nôn vọt thành từng dòng. Thậm chí nôn qua đường mũi khiến bố mẹ lo sợ. Bố mẹ cũng không nên quá hoảng loạn khi con xuất hiện tình trạng này. Vì theo các chuyên gia cho rằng đây là trạng thái khá bình thường và xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ là do trẻ bị ép ăn quá no khiến thức ăn bị vướng ở cổ họng, bên cạnh đó trẻ căng thẳng do thái độ của bố mẹ khi ép ăn hay quá hưng phấn trong lúc chơi giỡn cũng có thể gây nôn trớ. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ 8 tuổi bị nôn là do thói quen ngậm mút đồ vật nhiễm bẩn, có mùi lạ.

Bên cạnh đó, các thực phẩm, dụng cụ chế biến, điều kiện nấu nướng có chứa vi khuẩn, nấm mốc… cũng dẫn đến tình trạng nôn ói ở trẻ. Nếu đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nôn ói của trẻ có thể khiến trẻ xuất hiện triệu chứng nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.

trẻ 8 tuổi bị nôn
Trẻ 8 tuổi bị nôn

Nguyên nhân từ bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân thông thường, tình trạng nôn ói của trẻ cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý như: trào ngược dạ dày, tắc ruột, tắc hẹp môn vị dạ dày, lồng ruột, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn… Ngoài ra, tình trạng trẻ nôn ói cũng là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến thần kinh trung ương. Nếu nôn ói kèm theo tình trạng sốt cao kéo dài, rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng.

Phân biệt tình trạng nôn ói bình thường hay do bệnh lý là điều rất khó. Vì nôn ói do nguyên nhân nào cũng giống nhau. Vì vậy, nếu tình trạng trẻ 8 tuổi bị nôn nhiều kéo dài hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời nhằm tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

Trẻ bị nôn nên xử lý như thế nào?

Khi trẻ xuất hiện tình trạng nôn ói các bạn nên tìm hướng xử lý kịp thời nhằm chấm dứt nhanh tình trạng này và hạn chế sự khó chịu cho  trẻ. Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Cùng mẹ và Con “note” ngay những kiến thức quan trọng này nhé!

Theo dõi tình trạng mất nước của trẻ

Giống như tình trạng trẻ tiêu chảy, nếu trẻ nôn ói nhiều sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước và hao hụt các chất điện giải quan trọng. Do đó bố mẹ nên theo dõi tình trạng này để có biến pháp bù nước và cung cấp điện giải kịp thời.  Những triệu chứng giúp bố mẹ nhận biết trẻ mất nước là: mệt mỏi hay quấy khóc, miệng khô, da nhăn, mặt trũng, đi tiểu ít, nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường…

Bù nước và điện giải

Bên cạnh tình trạng mất nước, khi trẻ 8 tuổi bị nôn nhiều sẽ dẫn đến hao hụt lượng điện giải cần thiết trpg cơ thể. Lúc này bố mẹ nên bổ sung dung dịch bù nước như Oresol. Dung dịch này không những giúp bổ sung nước còn hỗ trợ cung cấp điện giải cho cơ thể tránh tình trạng mệt mỏi cơ thể cho trẻ. Vì vậy, đối với những trường hợp nôn ói nhẹ, bố mẹ có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ Oresol tại nhà.

Lưu ý: Oresol có thể bổ sung nước và điện giải cho cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo dùng đúng liều lượng. Sau 3 tiếng đồng hồ nếu trẻ không uống hết lượng nước điện giải thì bố mẹ nên vứt ngay phần dung dịch thừa để tránh tình trạng ngộ độc.

trẻ 8 tuổi bị nôn nên làm gì

Lưu ý chế độ ăn uống của trẻ

Khi trẻ 8 tuổi bị nôn nhiều sẽ khiến mất nước và “cạn” năng lượng. Vì vậy, bố mẹ không nên quá kiêng kỵ trong thực đơn hàng ngày của trẻ để tránh tình trạng thiếu chất dinh dưỡng và mệt mỏi. Khi trẻ nôn ói, bố mẹ nên cho trẻ dùng những thực phẩm mềm, lỏng để “nhẹ nhàng” cho hệ tiêu hóa như: cháo loãng, súp, nước ép trái cây…

Đồng thời, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hay uống sữa. Vì khi vừa nôn ói xong hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu nên dễ dẫn đến tiêu chảy nếu ăn phải thực phẩm này. Sau khi trẻ nôn ói, bố mẹ nên “chiều” con bằng cách chuẩn bị những món con yêu thích nhằm kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Uống nước gừng

Sau khi trẻ 8 tuổi bị nôn có thể cho trể uống nước gừng. Vì gừng được xem là thần dược giúp làm giảm những cơn đau dạ dày, đường ruột. Đồng thời còn có tác dụng giảm cơn buồn nôn nhờ vào hàm lượng tinh dầu gừng. Đây cũng là thảo dược được nhiều bác sỹ đánh giá là an toàn cho trẻ em trên 2 tuổi. Vì vậy, bố mẹ có thể pha nước gừng tươi cùng mật ong cho trẻ uống.

Ngậm kẹo bạc hà

Trong lá bạc hà chứa một lượng lớn tinh dầu có công dụng giúp giãn cơ dạ dày. Lúc này, sự co thắt của dạ dày diễn ra tốt hơn sẽ giúp tăng nhu động ruột và giảm cảm giác buồn nôn. Vì vậy, bố mẹ có thể cho trẻ ngậm kẹo bạc hà (ít đường) để giảm cảm giác buồn nôn.

Bấm huyệt

Bên cạnh phương pháp cung cấp dinh dưỡng bạn có thể khắc phục tình trạng trẻ 8 tuổi bị nôn bằng cách bấm nguyệt. Bố mẹ có thể dùng lực của ngón tay cái rồi ấn lên giữa hai gân lớn nằm ở giữa cổ tay. Do đó để ngăn ngừa được tình trạng này, bố mẹ chỉ cần ấn vào đúng vị trí huyệt cổ tay từ 3 – 5 phút thì sẽ thấy được hiệu quả. 

Sử dụng thuốc

Nếu tình trạng trẻ buồn nôn không dứt sau khi thực hiện phương pháp trên. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ về việc sử dụng thuốc chuyên dụng. Tuy nhiên, những loại thuốc chống nôn thông thường sẽ không có hiệu quả nếu nguyên nhân gây ra tình trạng nôn là từ vi khuẩn, virus. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

nguyên nhân trẻ 8 tuổi bị nôn

Theo dõi các tình trạng khác

Bên cạnh những việc làm trên, bố mẹ cũng nên chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ như: bị sốt, đau đầu, choáng, tình trạng đi ngoài. Đặc biệt là bố mẹ cần kiểm tra ý thức của trẻ. Nếu trẻ nôn liên liên tục, nhiều kèm những biểu hiện như: đau bụng, sốt… bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đúng cách.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bố mẹ sẽ hiểu hơn về nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ 8 tuổi bị nôn. Mẹ và Con mong rằng những kiến thức này sẽ hỗ trợ phần nào trên hành trình chăm sóc trẻ.

Bài viết liên quan