Mẹ&Con - Biếng ăn kéo dài - đó là khi chuyện biếng ăn của con không còn là chuyện bạn than vãn bình thường nữa mà thật sự thành nỗi lo ám ảnh, thành điều thường trực băn khoăn trong lòng bạn. Liệu bạn đã thật sự hiểu hết và thực hiện tốt các biện pháp trị biếng ăn cho con? Cùng kiểm tra lại nào! Làm đủ cách nhưng con... vẫn biếng ăn? Cháo thịt bò trứng gà cho bé suy dinh dưỡng Cẩn trọng với thực phẩm chiên, nướng

Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở trẻ nhỏ, có những trường hợp điều trị dễ dàng nhưng cũng có những trường hợp rất khó khắc phục.

Mẹ có biết?

Điều trị biếng ăn kéo dài, điều quan trọng nhất là tìm hiểu được nguyên nhân: Điều trị nhiễm khuẩn nếu do nhiễm khuẩn; thay đổi chế độ ăn, cách chế biến nếu là do sai lầm về ăn uống; động viên khích lệ, liệu pháp tâm lí, thay đổi môi trường sống, làm công tác tư tưởng cho gia đình nếu là nguyên nhân tâm lý…

1. Hầu hết trẻ đều có giai đoạn biếng ăn!

Chính vì vậy, bạn đừng vội lo lắng, thúc ép con ăn nhiều hơn. Điều đó có thể gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Bạn chỉ cần thực sự lo lắng nếu bé có các biểu hiện sau:

– Lượng thức ăn hàng ngày không đáp ứng về nhu cầu năng lượng cho bé.

– Bạn phải chuẩn bị đồ ăn vặt thay thế vì bữa chính của bé còn nguyên.

– Bạn phải bổ sung vitamin cho bé.

– Bé hay bị ốm, bạn nghi ngờ là do bé ăn uống thiếu chất vì lười ăn.

– Bé có các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng như giảm cân, mệt mỏi, khó ngủ, táo bón hoặc hiếu động thái quá…

me-biet-gi-ve-chung-bieng-an-keo-dai-o-tre

Muốn biết trẻ có thực sự biếng ăn, cần dựa vào các yếu tố:

– Thời gian trẻ ăn trong một bữa.

– Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày.

– Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn.

Bình thường một bữa ăn của trẻ kéo dài khoảng 15-20 phút, tối đa là 30 phút. Trẻ được coi là biếng ăn khi thời gian kéo dài trên 30 phút.

Số bữa ăn và lượng ăn phụ thuộc vào tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 1 tuổi cần ăn 3-4 bữa cháo (bột)/ngày và 500ml sữa, nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc < 250ml sữa thì được coi là trẻ biếng ăn.

Khi trẻ ăn ngon miệng, trạng thái tinh thần của trẻ vui vẻ, hào hứng, hợp tác tốt với người cho ăn. Khi trẻ biếng ăn thì thường gào khóc, không há miệng, quay mặt đi…

Có nên dùng men vi sinh?

Khi thấy trẻ biếng ăn kéo dài, nhiều người lập tức cho con dùng men vi sinh. Kỳ thực, chỉ nên dùng men vi sinh cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ, khi bác sĩ khuyên dùng. 

2. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn kéo dài

Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây:

Trẻ bị bệnh: Tất cả các bệnh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mạn tính. Thường các bệnh đó là viêm V.A, viêm tai, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh cúm, ho gà, tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, viêm gan, các bệnh đường mật, một số bệnh lí toàn thân (còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin)…

Những bệnh lý đường tiêu hóa cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do tổn thương niêm mạc ruột (lớp vi nhung mao) – nơi sản xuất ra các men tiêu hóa và hấp thu thức ăn – trẻ dễ bị đầy bụng do thức ăn không được hấp thu. Tiêu chảy dài dẫn đến thiếu các vitamin và khoáng chất cũng gây nên tình trạng biếng ăn vì các chất dinh dưỡng này tham gia vào cấu tạo các men xúc tác, phản ứng hóa học trong cơ thể.

Nếu thấy trẻ biếng ăn kéo dài, nên cho trẻ đi khám sức khỏe tổng quát, để tìm hiểu xem trẻ có đang mắc một bệnh mạn tính nào không.

– Sai lầm về ăn uống: Do thay đổi chế độ ăn, trẻ chưa quen với món ăn mới, cai sữa đột ngột hoặc quá chậm, cho trẻ ăn quá nhiều trẻ không tiêu hóa hết thức ăn, ăn quá ít, chế độ ăn không cân đối, cách chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị của trẻ, bắt trẻ ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày, nhiều tuần, cách chế biến không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

– Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều. Người cho ăn có thái độ không đúng: Đánh đập, bóp mồm, bóp mũi trẻ biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là trẻ đã sợ hãi.

me-biet-gi-ve-chung-bieng-an-keo-dai-o-tre

3 nguyên nhân mẹ ít ngờ tới

– Nêm nếm sai

Nhiều mẹ cho rằng thức ăn dặm càng nhiều hương vị đậm đà, trẻ sẽ càng ăn ngon miệng. Thực tế đây là một suy nghĩ sai lầm bởi vị giác của trẻ trong giai đoạn này mới bắt đầu được hình thành. Thức ăn có mùi vị quá nồng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển vị giác ở trẻ nhỏ gây ra chứng biếng ăn. Tốt nhất, khi chế biến đồ ăn dặm cho con, các mẹ không nên cho thêm gia vị vào bởi đây là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hàng đầu mà mẹ không bao giờ ngờ tới.

– Con bắt chước mẹ

Khi cha mẹ ăn uống uể oải, hay ăn vặt, có thói quen vừa ăn vừa đọc báo, xem tivi…, trẻ sẽ dần dần trở nên biếng ăn. Bạn tưởng con còn nhỏ nên không chú ý? Nhầm đấy! Trẻ quan sát và bắt chước cực giỏi. Khi nhìn thấy cha mẹ như thế nào thì trẻ sẽ tập quen như thế ấy. Bạn không thể đòi hỏi con ăn uống nghiêm túc nếu như chính mình vẫn làm gương cho những thói quen ăn uống không nghiêm túc.

– Bố mẹ cãi vã vào giờ ăn

Chỉ cần một lần vợ chồng bạn quát tháo nhau, đập chén đập đĩa vào giờ ăn trong một lúc thiếu kiềm chế, điều đó có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ và khiến trẻ trở nên sợ bữa ăn như một phản ứng tâm lý. Nhiều gia đình không để ý tới chuyện này nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Giờ ăn lúc nào cũng nên là giờ vui vẻ, thoải mái. Không quát tháo, không cãi vã, không mắng người giúp việc, không đánh đập chó mèo hay làm bất cứ thứ gì tương tự trong bữa ăn trước mặt trẻ. Nếu không, sẽ đến lúc con bạn bỗng dưng trở nên biếng ăn kéo dài mà bạn chẳng hiểu nổi vì sao.

me-biet-gi-ve-chung-bieng-an-keo-dai-o-tre

Khi nào trẻ biếng ăn nhưng mẹ không cần lo lắng?

Đó là những trường hợp:

– Bé khỏe mạnh, mắt sáng, da mịn màng.

– Bé đi tiêu và đi tiểu đều đặn.

– Bé vẫn đủ năng lượng để vui chơi.

– Bé vẫn tăng cân và cân nặng của bé ở trong ngưỡng chuẩn.

– Bé có chịu ăn một vài món, chỉ không thích ăn những món khác.

Nếu con bạn rơi vào trường hợp này, thực tế bé chỉ ở trong một số giai đoạn biếng ăn tạm thời như đang mọc răng chẳng hạn. Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và sẽ thay đổi theo thời gian.

Vài “chiêu” mẹ đã áp dụng thành công

* Ở nhà mình, từ khi con còn ở tuổi ăn dặm đã thực hiện theo cách bày nhiều món, cho con chọn tùy ý. Con thích gì ăn nấy, không thích cũng chẳng ép làm gì. Ông xã mình còn quy định tuyệt đối không la mắng con trong bữa ăn. Có những giai đoạn, con biếng ăn, mình vẫn cứ tỉ mỉ trang trí các món ăn thật đẹp, bày đấy, con thích gì thì nếm một chút chứ không ép. Mình mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị những bữa ăn đủ thứ món thế này. Bù lại, con thường tò mò nên chịu nếm chút này chút khác chứ không bỏ bữa.

(Trần Ngọc Loan – Quận 3)

* Tôi không cho con xem tivi trong lúc ăn. Đến giờ ăn là con ăn cùng với mẹ (dù con có bàn riêng, thức ăn riêng). Thấy mẹ ăn ngon lành nên con cũng bắt chước tập trung ăn và ăn ngon miệng hơn. Tôi kết thúc bữa ăn rất nhanh để tạo cho con thói quen tập trung ăn, ăn nhanh, xong mới làm chuyện khác. Thời gian đầu khá vất vả, nhưng dần dần đã quen nếp thì bé chịu ăn dần, đỡ biếng ăn hơn.

(Quỳnh Lan – Quận 11)

* Chén bát của người lớn thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn so với khả năng cầm nắm của tay trẻ nên khi sử dụng, trẻ sẽ không thoải mái. Tôi chọn mua cho con rất nhiều chén bát đẹp khác nhau. Trước giờ ăn, tôi bảo con chọn trong số chén bát của con, để con tùy ý lấy cái nào con thích rồi mới múc thức ăn vào đó. Tôi cố gắng hết sức để biến bữa ăn thành trò chơi hấp dẫn của riêng con.

(Lê Ngọc Thúy – Quận 2)

me-biet-gi-ve-chung-bieng-an-keo-dai-o-tre

3. Không nên cho trẻ nhịn ăn để hi vọng trẻ biết đói, bớt biếng ăn!

Biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn nó tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị.

Vì vậy, khi trẻ mới biếng ăn phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Đặc biệt, bạn lưu ý rằng khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn không nên cho trẻ nhịn ăn (với hi vọng sẽ làm trẻ thấy đói, chịu ăn nhiều hơn). Thực tế, càng nhịn ăn trẻ càng biếng ăn, vì khi nhịn ăn men tiêu hóa không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn càng trầm trọng. Nên cho trẻ ăn ít một, nhiều bữa trong ngày, thay đổi cách chế biến, thay đổi thường xuyên các thức ăn đa dạng trong ngày. Cho trẻ đi khám chuyên khoa nhi và dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân biếng ăn ở trẻ và điều trị kịp thời.

Tags:

Bài viết liên quan