Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?
1. Biết lẫy
3 tháng tuổi, bé đã đủ cứng cáp để có thể lẫy, ngóc đầu mà không cần sự trợ giúp của cha mẹ.
Đáng chú ý hơn, khi nằm sấp nhiều bé còn tự nâng phần đầu và ngực của mình lên. Một số bé hiếu động dễ dàng thực hiện các động tác như chống đẩy, tự lật ngửa mình.
Cha mẹ cần làm gì?
Nên để mắt tới trẻ nhiều hơn, bởi chỉ một phút vắng mẹ thôi trẻ cũng có thể bất ngờ lật mình từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại, gây ra những tai nạn không kiểm soát như nghẹt thở, té ngã xuống đất… vô cùng nguy hiểm.
Trẻ 3 tháng tuổi có thể lẫy và ngóc đầu mà không cần nhờ sự trợ giúp của người lớn. (Ảnh minh họa)
2. Biết phân biệt người thân và người lạ
Đây là kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Micheal Lewis, thuộc Viện nghiên cứu giáo dục New Jersey, Mỹ. Theo đó, khi bước sang giai đoạn 3 tháng tuổi trẻ đã có thể bắt đầu phân biệt đâu là người thân, đâu là người lạ. Vì vậy, khi gặp người quen phản xạ tự nhiên của chúng sẽ là mỉm cười, yêu thích. Nếu là người lạ, khi gặp trẻ có thể sẽ khóc và không chịu theo khi được ẵm.
Cha mẹ cần làm gì?
Cha mẹ hãy tương tác với bé nhiều hơn, để chúng hình thành cảm xúc thân thuộc trong một đại gia đình.
3. Biết ghi nhớ
3 tháng tuổi, khả năng ghi nhớ của trẻ “không phải dạng vừa đâu”. Cách dễ dàng nhất để kiểm tra trí nhớ của chúng, đó là khi trẻ khóc vì đói, chỉ cần mẹ vạch áo đưa núm ti hoặc bình sữa, chúng sẽ nhanh chóng nín khóc, tỏ thái độ vui vẻ, tươi cười, cử động chân tay và nhoài người lại, há miệng để bú.
Cha mẹ cần làm gì?
Nhằm giúp trẻ phát triển bộ nhớ tốt hơn, ngay lúc này phụ huynh có thể dạy bé nói một ngôn ngữ khác bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, kèm hành động minh họa.
4. Biết tương tác với đồ chơi
Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì thêm ngoài những điều kể trên? Ở độ tuổi này, trẻ còn biết tương tác vớ các bạn đồ chơi nữa đấy cha mẹ nhé. Bé có thể đưa tay cầm nắm, thậm chí tự lắc đồ chơi trước mặt (nhất là những loại đồ chơi tạo ra tiếng kêu như xúc xắc). Bé coi đồ chơi như những người bạn thân thiết, và chúng áp dụng mọi biện phát trong khả năng để giao tiếp với “người bạn” này.
Cha mẹ cần làm gì?
Để rèn luyện sự nhanh nhẹn của trẻ ngay từ lúc nhỏ, cha mẹ hãy giúp bé tương tác với nhiều đồ vật hơn, không chỉ giới hạn trong phòng mà còn cả không gian bên ngoài. Ví dụ như cho bé tiếp xúc và tương tác với những chú cún ngoài vườn, điều này thậm chí còn bồi đắp lòng nhân ái cho trẻ rất nhiều khi chúng lớn lên.
5. Biết chờ đợi
Bước sang tuổi thứ 3, trẻ còn học được cách chờ đợi – điều khiến không ít các bậc phụ huynh ngạc nhiên. Ví dụ, sắp tới giờ “măm măm” nhưng mẹ đang bận, chúng vẫn kiên nhẫn nằm chơi thêm một lúc chứ không khóc toáng lên mỗi lúc cảm thấy đói như trẻ sơ sinh.
Cha mẹ cần làm gì?
Tuy lúc này bé yêu biết thông cảm cho sự bận rộn của mẹ, nhưng cũng đừng vì thế mà mẹ “trễ hẹn” với con nhiều lần nhé. Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
6. Biết bộc lộ cảm xúc cấp cao
Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì trong giai đoạn này? Bộc lộ cảm xúc cấp cao nghĩa là cảm xúc của bé được thể hiện mạnh mẽ hơn. Khi “ăn vạ” hoặc bất mãn điều gì đó, chúng có thể khóc to, gào thét để thu hút sự chú ý của mọi người. Khi thích thú, chúng dễ bật cười khúc khích thành tiếng. Khi sợ hãi, trẻ cố gắng đòi mẹ bằng được chứ không đơn thuần nằm “chịu đựng”, khóc lóc một mình. Tất cả những cảm xúc này đều biểu hiện rất rõ trên khuôn mặt bé.
Cha mẹ cần làm gì?
Bộc lộ cảm xúc cấp cao cũng là quá trình bé chuyển hướng sang thể hiện “cái tôi” của mình. Dạy con từ thở còn thơ, ngay từ bây giờ cha mẹ hãy uốn nắn bé cư xử sao cho đúng mực, không phải “thích gì được nấy” hay “muốn sao được vậy”.
3 tháng tuổi, trẻ đã phát triển được rất nhiều kỹ năng. Cha mẹ hãy là người kịp thời định hướng để con phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.