Trẻ từ 0-12 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ từ 0-12 tháng tuổi thường dành đa phần thời gian trong ngày để ngủ. Tùy thuộc vào thói quen và các nhân tố khác của môi trường sống mà mỗi bé có thói quen ngủ khác nhau. Dưới đây là bảng giấc ngủ của trẻ từ 0-12 tháng tuổi.
Tuổi |
Thời gian ngủ ban ngày |
Thời gian ngủ ban đêm |
Tổng thời gian ngủ |
Trẻ mới sinh |
7 giờ 30’ |
8 giờ 30’ |
16 giờ |
1 tháng tuổi |
6 giờ 45’ |
8 giờ 30’ |
15 giờ 15’ |
2 tháng tuổi |
5 giờ 30’ |
10 giờ |
15 giờ 30’ |
3 tháng tuổi |
5 giờ |
10 giờ |
15 giờ |
9 tháng tuổi |
2 giờ 45’ |
11 giờ 15’ |
14 giờ |
12 tháng tuổi |
2 giờ 15’ |
11 giờ 30’ |
13 giờ 45’ |
Trẻ sơ sinh: Trong 2 tháng đầu tiên giấc ngủ có bé được chia thành hai trạng thái riêng biệt, trong đó có 50% thời gian bé ngủ sâu giấc và 50% còn lại là giấc ngủ chập chờn. Thông thường trẻ sẽ thức dậy giữa những khoảng thời gian giấc ngủ chập chờn. Khi bé thức dậy mẹ nên tranh thủ cho bé bú, ăn no sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Vì giai đoạn này bé cần ngủ nhiều, để phát triển.
Trẻ 3 tháng tuổi: Bước sang tháng thứ 3 giấc ngủ của bé sẽ giảm đi đáng kể so với những ngày đầu mới sinh. Trong thời gian này, trẻ sẽ ngủ sâu ở chu kỳ ngủ đầu tiên và trung bình khoảng từ 15-20 phút trẻ lại xuất hiện trạng thái ngủ chập chờn. Vì thế, ở giai đoạn này bé sẽ thường xuyên giật mình tỉnh giấc, ngủ không sâu giấc. Mẹ nên cho bé ngủ ở không gian yên tĩnh, trong phòng tối sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Hạn chế cho bé bú sau mỗi lần bé thức vì như vậy sẽ hình thành thói quen xấu cho bé.
Trẻ 6 tháng tuổi: Giai đoạn này bé bắt đầu hình thành thói quen ngủ giống người lớn. Lúc này, bé đã biết phân biệt giữa ngày và đêm, bé sẽ khóc khi đói và cần cha mẹ ở bên sau mỗi lần thức giấc. Và trẻ sẽ ít thức dậy vào ban đêm. Nhưng vì giai đoạn này bé bắt đầu học được những kỹ năng mới, các kỹ năng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bé. Vì trong lúc ngủ, bé sẽ bất chợt nhớ những kỹ năng vừa học được, nên sẽ thức dậy đột ngột để tập luyện những kỹ năng vừa học được.
Từ 7- 8 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, có khoảng 60-70% bé có thể tự động ngủ trở lại sau mỗi lần thức giấc mà không cần sự hỗ trợ của người lớn. Số còn lại bé trẻ vẫn cần được cha mẹ hỗ trợ để bé có thể ngủ trở lại.
Trong 1 năm đầu đời trẻ cần đủ ngủ giấc để tăng sức đề kháng và phát triển. Do vậy, việc xây dựng và hình thành thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ là điều cần thiết.
Vì sao bé thường thức dậy và khóc đêm?
Do thói quen: Vì lo lắng con ngủ nhiều sẽ đói bụng, nên không ít những bà mẹ trẻ cố gắng đánh thức con dậy lúc nửa đêm để cho bé ăn. Lâu dần sẽ hình thành thói quen thức giấc vào ban đêm, điều này vừa không tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa không tốt cho sức khỏe của bé. Mẹ nên nhớ trong những năm tháng đầu đời, bé dành đa phần thời gian để ngủ, nếu bé đói bé sẽ tự thức dậy, nên mẹ không cần phải quá lo lắng.
Do trẻ gặp vấn đề nào đó về sức khỏe: Nếu trẻ đột ngột thức giấc lúc nửa đêm và quấy khóc dữ dội, có thể bé đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe, lúc này mẹ có thể kiểm tra thân nhiệt của bé, mát xa bụng cho bé vì có thể do bé bị đau bụng.
Do bé đói: Tất nhiên rồi! em bé của bạn sẽ không thể ngủ ngon với cái bụng trống rỗng được. Nên nếu bé bỗng dưng thức dậy vào ban đêm và khóc mẹ hãy cho bé ăn. Khi no bụng bé sẽ tự ngủ lại.
Do tiếng ồn hoặc phòng ngủ ngột ngạt: Để trẻ ngủ sâu giấc mẹ nên đặt bé ngủ trong phòng yên tĩnh và thoáng mát. Tiếng ồn và không khí ngột ngạt cũng sẽ khiến bé khó ngủ, ngủ chập chờn, và thường xuyên thức dậy.
Do bé quá nóng hoặc quá lạnh: Vào mùa đông, mẹ nên mặc ấm, đắp chăn, và đeo bao chân, bao tay để giữ ấm cho bé khi đi ngủ. Còn những ngày thời tiết nắng nóng mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, ngủ ở nơi thoáng mát. Nếu phòng có điều hòa nên để ở nhiệt độ từ 27-29 độ C là phù hợp nhất. Quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Mẹ nên làm gì để bé say giấc nồng?
Để trẻ không bị đánh thức, hoặc giật mình tỉnh giấc vào ban đêm mẹ cần xây dựng thói quen ngủ lành mạnh cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn khi mẹ đáp ứng những yêu cầu sau:
– Không can thiệp giữa các lần bé thức giấc. Nếu bé chỉ bất chợt thức dậy mà không kèm theo tiếng khóc thì mẹ không nên can thiệp. Hãy để cho bé tự động ngủ trở lại. Vì nếu mẹ bế bé lên và cho bé ăn, hoặc hát ru cho bé ngủ, lâu dần trẻ sẽ quen vời điều này. Mỗi lần thức dậy bé sẽ không tự ngủ trở lại mà cần có sự hỗ trợ của người lớn.
– Cho bé ngủ trong phòng tối, không nên sử dụng đèn ngủ quá sáng. Trẻ sơ sinh vốn quen với môi trường tối khi còn ở trong bụng mẹ. Khi thức dậy nếu thấy phòng tối bé sẽ mặc định là trời đang tối, và sẽ tự động ngủ lại mà không cần sự trợ giúp của mẹ.
– Nên tập thói quen ngủ riêng cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Vì khi ngủ chung không gian giường chật hẹp sẽ khiến bé không thoải mái nên khó ngủ. Hơn nữa, tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Cho bé ngủ riêng mẹ vừa có thời gian ngủ mà bé cũng ngủ ngon hơn.
– Không nên đặt đồ chơi hoặc thú nhồi bông vào cũi của bé khi trẻ đi ngủ. Vì những đồ chơi này sẽ chiếm hết không gian của bé, khiến bé khó thở. Thậm chí những chú gấu bông ngộ nghĩnh cũng có thể đè lên người bé, gây nguy hiểm cho bé lúc ngủ.
– Cho bé ngủ trong phòng yên tĩnh: Đêm đến mẹ nên tắt hết các thiết bị nghe nhạc, tivi, hoặc các tác nhân gây ồn khác. Hãy đảm bảo phòng của bé luôn yên tĩnh để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
– Cho bé ăn trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ, mẹ nên cho bé ăn để giúp trẻ không thức dậy và khóc đêm do đói nữa. Mẹ sẽ có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe sau sinh.
Nuôi con trong những năm tháng đầu đời sẽ vô cùng vất vả, việc xây dựng cho bé thói quen ngủ lành mạnh, ngủ đủ giấc sẽ giúp bé phát triển tốt hơn. Hơn nữa, khi bé ngủ sâu giấc mẹ cũng có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, và nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe sau sinh.