Mẹ và Con - Trầm cảm vắng mẹ cơ bản là sự suy giảm về tình cảm xã hội, thể chất, trí tuệ và chứng rối loạn gắn bó có thể xảy ra khi một đứa trẻ bị xa cách mẹ hoặc người chăm sóc chúng trong một khoảng thời gian dài.

Cha mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc, dạy dỗ, phải để con cái cho ông bà, người giúp việc chăm sóc là tình trạng phổ biến hiện nay. Trẻ không được lớn lên với tình thương của cha mẹ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, dẫn đến căn bệnh trầm cảm vắng mẹ ở trẻ.

Trầm cảm vắng mẹ cơ bản là sự suy giảm về tình cảm xã hội, thể chất và trí tuệ và chứng rối loạn gắn bó có thể xảy ra khi một đứa trẻ bị xa cách mẹ hoặc người chăm sóc chúng trong một khoảng thời gian dài.

trầm cảm ở trẻ

Anaclitic Depression – Căn bệnh Trầm cảm khi thiếu vắng mẹ

Trong từ điển, từ “anaclitic” thể hiện cảm giác yêu thương, gắn bó một đối tượng nào đó. Còn trong phân tâm học, “anaclitic” có nghĩa là “dựa dẫm”. Người ta đã mượn từ này để đặt tên cho một chứng trầm cảm ở trẻ em. Khi một em bé bị chia cách trong khoảng thời gian lâu dài với đối tượng mà chúng yêu thích và muốn dựa dẫm, gắn bó thường sẽ biểu hiện sự suy giảm về mặt tình cảm  xã hội, thể chất và trí tuệ.

Trong các tài liệu học thuật về trầm cảm có từ nhiều thập kỷ trước, đối tượng này thường là những đứa trẻ vô cùng yêu mẹ hoặc người chăm sóc chính của chúng.

Tin tốt là nghiên cứu cho thấy chứng trầm cảm ở trẻ sơ sinh chỉ là tạm thời. Điều đó có nghĩa là khi em bé và mẹ hoặc người chăm sóc chính được đoàn tụ, các triệu chứng của trầm cảm vắng mẹ sẽ biến mất. Điều đó nói lên rằng, các nhà nghiên cứu vẫn không thể chắc chắn liệu tác động hành vi tiềm ẩn có ảnh hưởng lâu dài là gì.

Một nghiên cứu từ năm 1967 trên động vật sơ sinh – bao gồm linh trưởng, chuột lang và chuột – đã phát hiện ra rằng các con sơ sinh của những loài này cũng có các triệu chứng tương tự như trẻ sơ sinh bị trầm cảm.

bệnh Trầm cảm khi thiếu vắng mẹ

Nguồn gốc 

Chứng trầm cảm vắng mẹ được nhắc đến lần đầu tiên trong một bài báo trên tạp chí năm 1945 của René Spitz. Năm 1946 , bà mô tả nghiên cứu của mình về 123 trẻ sơ sinh từ 6 – 8 tháng tuổi đã bị tách khỏi mẹ trong 3 tháng. Spitz nhận thấy một số triệu chứng lạ mà cô ấy gọi là “striking syndrome” (tạm dịch: Hội chứng nổi bật)

Sau khoảng 6 tháng tuổi, những đứa trẻ trước đó luôn vui vẻ trở nên hay quấy khóc. Chúng bắt đầu từ chối giao tiếp với những người xung quanh.

Lúc đầu, chúng sẽ khóc hoặc la hét khi bị thúc ép phải giao tiếp với người lạ, nhưng sau khoảng 3 tháng, chúng không còn phản ứng gay gắt, không còn khóc và la hét nữa nhưng vẫn không hề có ý định giao tiếp với người lạ. Một số trẻ bị sụt cân, ngủ không ngon giấc và dễ bị cảm lạnh hoặc chàm. Dần dần, sự phát triển toàn diện của chúng cũng bị giảm sút.

Các triệu chứng trầm cảm vắng mẹ ở trẻ sơ sinh

Trầm cảm vắng mẹ cũng có triệu chứng tương tự với các bệnh trầm cảm khác, bao gồm:

  • Lo lắng, buồn bã và khóc
  • Thu mình và từ chối tương tác với môi trường xung quanh
  • Chậm phát triển, bao gồm khả năng phản ứng chậm với các kích thích và chuyển động chậm chạp
  • Chán ăn và sụt cân
  • Mất ngủ
  • Ít có biểu cảm khuôn mặt và vô cảm

Làm thế nào để giải quyết chứng trầm cảm này?

Những rối loạn này dường như sẽ được giải quyết hoàn toàn khi em bé và mẹ hoặc người chăm sóc chính được đoàn tụ.

Trong quá trình nghiên cứu của mình, Spitz nhận thấy rằng khi mẹ và em bé được gần gũi trở lại, em bé sẽ nhanh chóng trở nên vui vẻ và chịu tương tác với mọi người hơn. Ngoài sự thay đổi đáng kể này, trong một số trường hợp, Spitz còn nhận thấy được một bước nhảy vọt rõ rệt trong quá trình phát triển của em bé.

Spitz cũng đã tổ chức nghiên cứu lần thứ hai, nơi những đứa trẻ bị chia cắt khỏi mẹ của chúng không được đoàn tụ.

Thay vì được đoàn tụ một cách vui vẻ, Spitz mô tả cách mà hội chứng này tiến triển, sau 3 tháng, khi tình thế không được khắc phục, hội chứng này thậm chí có thể dẫn đến cái chết của gần một phần ba số trẻ sơ sinh trong lần nghiên cứu này.

Bệnh trầm cảm vắng mẹ ở người lớn 

trầm cảm vắng mẹ ở trẻ

Nguyên nhân

Không có nhiều nghiên cứu về chứng trầm cảm này ở người lớn. Nhưng một nghiên cứu năm 2002 đã được tiến hành với 245 người tham gia để tìm cách giải thích nguyên nhân.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét liệu mức độ gắn bó giữa con cái và cha mẹ có liên quan đến chứng trầm cảm như thế nào. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có sự gắn bó tốt với cha mẹ ít có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn. Trầm cảm có nhiều khả năng xuất hiện ở những người lớn theo kiểu “preoccupied attachment” (còn gọi là “Lo sợ chiếm hữu”) khi trưởng thành.

Nếu cha mẹ có những hành vi nuôi dạy con cái không nhất quán, lúc thì nuôi dưỡng tận tâm và lúc khác lại khiến con thiếu thốn tình cảm có thể là nền tảng dẫn đến việc đứa con mắc phải nỗi “lo sợ chiếm hữu” khi trưởng thành. Nỗi “lo sợ chiếm hữu” này bao gồm xu hướng thích tìm kiếm sự quan tâm của người khác để cố gắng che đậy cảm giác tự ti.

Các triệu chứng

Người lớn mắc chứng trầm cảm này có xu hướng tập trung quá mức vào các mối quan hệ giữa các cá nhân đến mức xâm phạm đến quyền tự chủ cá nhân của người khác. Việc mất đi mối quan hệ hoặc xung đột giữa các cá nhân có thể dẫn đến cảm giác tiêu cực mạnh mẽ, chẳng hạn như:

  • Xu hướng cầu toàn
  • Cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao do những người khác đặt ra
  • Cảm giác cô đơn
  • Yếu đuối
  • Bất lực
  • Sợ bị bỏ rơi

Các mức độ nghiêm trọng

Cơ sở của chứng trầm cảm ở người lớn dường như có thể bắt nguồn từ gia đình. Nếu các thành viên trong gia đình có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau sẽ giúp mỗi đứa con trong gia đình trưởng thành với một tinh thần cực kỳ vững chắc, thì việc tự mình xây dựng những mối quan hệ lành mạnh giúp con kết nối với thế giới xung quanh không thể làm khó con.

Sự gắn bó trong gia đình có thể được cảm nhận như sự hòa hợp trong giao tiếp, sự thấu hiểu và sự đồng cảm. Và đặc biệt đối với những người đã từng trải qua chứng trầm cảm vắng mẹ thời thơ ấu, chắc chắn sẽ cần phải biết được rằng mình đã từng mắc phải hội chứng này và cùng với cả gia đình học cách để hiểu được sự khó khăn mà bản thân người đó đã từng trải qua và cùng nhau vượt qua.

Lời kết

Nếu bạn tin rằng mình hoặc con đang mắc phải chứng trầm cảm hay trầm cảm vắng mẹ mà không rõ nguyên nhân, hãy cân nhắc việc nói chuyện với các bác sĩ trị liệu. Họ có thể giúp bạn hiểu và giải quyết vấn đề về tâm lý một cách hiệu quả. Chúc bạn luôn tìm thấy sự yên vui trong tâm hồn! 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.