Bạn đang lo lắng vì con mình thiếu tinh thần trách nhiệm? Bạn muốn tìm cách dạy con tự lập từ sớm, biết quan tâm và giúp đỡ người khác? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu về tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm là gì và cách cha mẹ có thể rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ.
Tinh thần trách nhiệm là gì?
Định nghĩa tinh thần trách nhiệm là gì: Theo từ điển Tiếng Việt – Viện Ngôn ngữ học (2003), từ trách nhiệm có hai nghĩa:
- Phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.
- Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả.
Một cách dễ hiểu hơn về thắc mắc tinh thần trách nhiệm là gì, thì đây là khả năng nhận thức và chấp nhận trách nhiệm cá nhân và xã hội của mình đối với hành động và quyết định của mình. Đó là khả năng đối diện với hậu quả của những hành động của mình và đảm nhận trách nhiệm cho chúng.
Biểu hiện về tinh thần trách nhiệm ở trẻ nhỏ lẫn người lớn: Tinh thần trách nhiệm có thể biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau, ví dụ như:
- Làm tròn nghĩa vụ với công việc, lời nói của mình và sự tin tưởng dành cho mình.
- Giữ lời hứa, không phá vỡ cam kết.
- Hoàn thành công việc trong đúng thời gian quy định, không trì hoãn hay bỏ cuộc.
- Chủ động sắp xếp và phân chia công việc một cách hợp lý, không dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác.
- Không phàn nàn, không bao biện, không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác khi gặp khó khăn hay thất bại.
- Thành thật nhận lỗi, xin lỗi và sửa sai khi mắc phải sai sót.
- Tôn trọng quyền lợi và lợi ích của người khác, không làm hại hay xâm phạm đến họ.
- Tham gia đóng góp cho cộng đồng, bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khác khi có thể.
Vì sao trẻ cần tinh thần trách nhiệm?
Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất quan trọng cần thiết cho mỗi người. Đó là khả năng nhận thức và thực hiện nghĩa vụ, bổn phận của bản thân. Dạy cho trẻ về tinh thần trách nhiệm là gì sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, trở thành người tự lập, biết quan tâm và giúp đỡ người khác, có ích cho gia đình và xã hội.
Cách dạy con tinh thần trách nhiệm là gì
Dạy con tinh thần trách nhiệm là gì không phải là một việc dễ dàng, đòi hỏi cha mẹ phải có sự kiên nhẫn, nhất quán và gương mẫu. Dưới đây là một số cách dạy con tinh thần trách nhiệm theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Giai đoạn mầm non (0-6 tuổi)
- Nhiệm vụ đơn giản: Cha mẹ nên giao cho trẻ những nhiệm vụ đơn giản và phù hợp với khả năng của trẻ, ví dụ như dọn dẹp đồ chơi, dạy con làm việc nhà đơn giản, chăm sóc thú cưng…
- Khen ngợi con đúng cách: Khen ngợi trẻ khi con thực hiện theo nhiệm vụ được giao, đặc biệt là khi trẻ biết tự thực hiện không cần đợi nhắc nhở.
- Kiên nhẫn, hướng dẫn từng bước: Giai đoạn này trẻ còn lạ lẫm với thế giới xung quanh nên không tránh khỏi sai sót.
Giai đoạn tiểu học (6-12 tuổi)
- Giao nhiệm vụ phức tạp hơn: Ví dụ như dạy trẻ làm việc nhà khác, tự chuẩn bị đồ đi học, trồng cây…
- Dạy trẻ biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, phân biệt việc quan trọng và việc không quan trọng nhằm có kế hoạch hoàn thành việc đúng hạn.
- Tinh thần tự chịu trách nhiệm: Để giúp con hiểu tinh thần trách nhiệm là gì, ba mẹ hãy dạy trẻ biết nhận lỗi khi mắc lỗi, xin lỗi và sửa sai, không bao biện hay đổ lỗi, đây là điều cực kỳ quan trọng mà người lớn đôi khi còn không làm được.
Giai đoạn trung học (12-18 tuổi)
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất tập thể như câu lạc bộ, đội nhóm, tổ chức ngoại khóa… để trẻ học được tinh thần trách nhiệm với đồng đội.
- Giao phó trách nhiệm lớn hơn ví dụ như chăm sóc em, nấu nướng, các công việc nhà phù hợp với trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ tự lập: Ở độ tuổi này, để con hiểu rõ tinh thần trách nhiệm là gì thì cha mẹ dạy con kỹ năng ra quyết định, tự chọn lựa và tự chịu trách nhiệm cho lựa chọn của bản thân. Cha mẹ nên cho lời khuyên và tránh ép buộc, hay can thiệp quá sâu vào các quyết định của trẻ.
Dạy con về tinh thần trách nhiệm còn cha mẹ thì thế nào?
Việc rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho con không chỉ là lời nói suông mà còn cần sự đồng hành và gương sáng từ chính cha mẹ. Trẻ em là những “bản sao” thu nhỏ của cha mẹ, con sẽ học hỏi và noi theo những hành động, lời nói của người lớn. Do đó, để con hình thành và phát triển, giúp con hiểu tinh thần trách nhiệm là gì, cha mẹ cần lưu ý:
- Tự chịu trách nhiệm cho những hành động và quyết định của mình.
- Thực hiện những nghĩa vụ và cam kết của mình, giữ đúng lời hứa, đặc biệt là lời hứa với con trẻ.
- Nhận lỗi, xin lỗi và sửa sai khi mắc phải sai sót, không bao biện hay đổ lỗi.
- Tôn trọng người xung quanh, không vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến người khác.
- Đóng góp cho cộng đồng khi có thể.
Bằng cách đó, cha mẹ sẽ gửi đến con một thông điệp rằng tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp và cần thiết. Việc cha mẹ làm gương và đồng hành cùng con trong quá trình rèn luyện tinh thần trách nhiệm còn giúp trẻ thấy mình được quan tâm, yêu thương và tôn trọng. Những đứa trẻ được nuôi nấng trong môi trường giáo dục tích cực này sẽ nhanh chóng hiểu được tinh thần trách nhiệm là gì và thực hành theo.
Dạy con biết tinh thần trách nhiệm là gì chính là món quà vô giá mà cha mẹ dành tặng cho con. Đây là hành trang giúp con tự tin bước vào đời, gặt hái thành công và sống một cuộc đời hạnh phúc, ý nghĩa. Hy vọng thông tin từ bài viết sẽ giúp cha mẹ có thêm bí quyết để giáo dục con cái tốt hơn.