Mẹ và Con - Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cực kỳ quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cho các bé. Tuy nhiên, có một số điều mẹ cần nhớ khi tiêm phòng sau đây để giúp trẻ an toàn hơn nhé!

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là biện pháp tốt nhất để giúp các bé tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Tại bài viết này, Mẹ và Con sẽ đem đến những thông tin quan trọng cũng như chia sẻ những kinh nghiệm khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để giúp các mẹ nắm được rõ hơn về vấn đề này.

Vài điều cần biết về tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Các mũi tiêm mở rộng

Từ năm 1981 đến nay, chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) với mục tiêu là cung cấp những dịch vụ tiêm phòng miễn phí cho trẻ sơ sinh – những trẻ dưới 1 tuổi để giúp bảo vệ trẻ tránh mắc phải các loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao.

Sau một thời gian hoạt động thí điểm, chương trình tiêm chủng mở rộng từng bước về địa bàn, đối tượng tiêm chủng cũng như các loại vắc xin được sử dụng.

Hiện nay, đã có đến 12 loại vắc xin phòng những bệnh truyền nhiễm phổ biến gây nguy hiểm cho trẻ em đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Sau đây là các loại vắc xin được hỗ trợ miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia:

  • Vắc xin phòng bệnh lao
  • Vắc xin phòng bệnh sởi
  • Vắc xin phòng bệnh ho gà
  • Vắc xin phòng bệnh bại liệt
  • Vắc xin phòng bệnh rubella
  • Vắc xin phòng bệnh uốn ván
  • Vắc xin phòng bệnh bạch hầu
  • Vắc xin phòng bệnh viêm gan B
  • Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản
  • Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib
  • Vắc xin phòng bệnh tả (vùng có nguy cơ cao)
  • Vắc xin phòng thương hàn (vùng có nguy cơ cao)

Địa điểm tiếp nhận mũi tiêm mở rộng cho trẻ sơ sinh:

Các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ được cung cấp miễn phí hoàn toàn tại các trạm y tế xã, phường, quận, huyện trong cả nước và luôn có lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trong cả năm.

Vì thế, các mẹ cần theo dõi về thời điểm tiêm phòng để chuẩn bị thời gian đưa trẻ đi tiêm chủng cho đúng lịch.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Các mũi tiêm dịch vụ

Ngoài những mũi tiêm chủng mở rộng thì vẫn còn nhiều loại vắc xin phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm khác mà các mẹ nên lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

Chính vì vậy, mẹ cần chú ý tự tiếp cận những mũi tiêm dịch vụ để phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm cho bé, cụ thể là:

  • Vắc xin phòng cúm
  • Vắc xin phòng dại
  • Vắc xin phòng thủy đậu
  • Vắc xin phòng thương hàn
  • Vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota
  • Vắc xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella
  • Vắc xin phòng viêm gan A, vắc xin phòng viêm gan A+B
  • Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu týp A+C, tuýp B+C
  • Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae không định týp
  • Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (cho trẻ từ 9 tuổi trở lên) 

Những mũi tiêm quan trọng với trẻ sơ sinh:

Mũi tiêm viêm gan B: Trẻ sơ sinh cần được tiêm mũi tiêm này ngay sau khi sinh 24h, tiêm nhắc lại khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào giai đoạn 6-18 tháng tuổi.

Loại vắc xin này giúp bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B có thể lây qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.

Mũi tiêm DTaP: Mũi tiêm này giúp trẻ chống lại virus gây bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Các trẻ trong các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15-18 tháng, 4-6 tuổi sẽ có 5 lần chích vắc xin này. Khi bé được 11,12 tuổi thì tiêm nhắc lại.

Mũi tiêm MMR: Mũi tiêm MMR có khả năng chống lại 3 loại bệnh: sởi, quai bị và rubella (bệnh sởi Đức) và sẽ được chích vào thời điểm bé được 12-15 tháng tuổi. Sau đó, mẹ cho bé tiêm nhắc lại lần nữa ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.

Bệnh thủy đậu: Virus thủy đậu rất dễ lây ở trẻ và khiến trẻ bị phát ban. Từ thủy đậu, nó thể phát triển thành bệnh zona. Vắc xin ngừa thủy đậu nên được tiêm ở độ tuổi 12 – 15 tháng và nhắc lại và khoảng giữa 4 – 6 tuổi.

Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib): Bệnh viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus cúm B gây ra đặc biệt nguy hiểm cho trẻ dưới 5 tuổi. Vì thế, mũi tiêm vắc xin Hib được khuyến khích tiêm vào lúc trẻ được 2,4,6 tuổi và từ 12 đến 15 tháng tuổi.

Mũi tiêm bệnh bại liệt (IPV): Vắc xin ngừa bệnh bại liệt có khả năng loại trừ hoàn toàn virus gây bệnh vì bệnh này có khả năng gây tử vong cao.

Trong độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng thì trẻ cần phải được tiêm mũi IPV này. Sau đó, từ 4 – 6 tuổi thì tiêm nhắc lại một lần nữa.

Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV): Vắc xin này có tên gọi khác là Prevnar, giúp cống loại 13 loại virus gây bệnh viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi hay nhiễm trùng tai, có khả năng gây tử vong.

Loại vắc xin này có 4 mũi, được tiêm vào lúc bé 2,4,6 tuổi và từ 12 – 15 tháng để giúp trẻ chống lại các vi khuẩn phế cầu khuẩn

Bệnh cúm (flu): Mùa thu hằng năm là thời điểm dễ mắc bệnh cúm, từ 6 tháng trở lên, các mẹ đã có thể đưa bé đi tiêm vắc xin ngừa cúm

Virus Rota (RV): Mũi tiêm này sẽ ngừa virus Rota (RV) – loại virus gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Bé nên được tiêm loại vắc xin này ở giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi.

Viêm gan A: là bệnh do gan bị virus làm tổn thương đi kèm với những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, vàng da và chán ăn. Từ 12 đến 23 tháng tuổi, trẻ nên được tiêm 2 liều vắc xin này với thời gian cách nhau tối thiểu là 6 tháng.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Thời gian tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Trẻ mới sinh:

2 mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh quan trọng nhất là vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B, tiêm càng sớm càng tốt cho trẻ. Vắc xin phòng lao không được tiêm khi trẻ quá 1 tháng tuổi còn vắc xin viêm gan B thì cần được tiêm trong vòng 24 tiếng sau sinh.

Trẻ 2 tháng tuổi:

Các mũi tiêm phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, mũi 2 của viêm gan B và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Hib gây ra, đặc biệt là viêm màng não, viêm phổi cần được mẹ nhớ rõ để đem trẻ đi tiêm phòng.

Không phải bé nào cũng chịu được việc tiêm nhiều lần, các mẹ có thể chọn các mũi tiêm tổng hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 để giảm số lần tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

Trẻ 3 tháng tuổi:

Mẹ tiếp tục tiêm cho trẻ những mũi tiêm theo đúng loại vắc xin đã tiêm ở tháng thứ 2

Trẻ 4 tháng tuổi:

Để tiếp tục công tác tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, mẹ sẽ cho bé tiêm mũi thứ 3 để nhắc lại công dụng của những mũi tiêm thứ 1 vào tháng thứ 2 để chống lại các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, nhiễm khuẩn do vi khuẩn Hib gây ra.

Trẻ 6 tháng tuổi:

Tại thời điểm này, bé cần được tiêm mũi cúm để phòng tránh các bệnh cúm A như H1N1, H3N2 và 1 vài chủng cúm B. Các mẹ nên cho trẻ tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sau đó 1 tháng.

Trẻ 9 tháng tuổi:

Thời điểm này mẹ có thể suy nghĩ về việc chọn tiêm vắc xin sởi riêng hoặc tiêm loại vắc xin ngừa 3 trong 1 các loại bệnh sởi, quai bị và rubella.

Nếu chọn tiêm sởi riêng thì thời điểm này mẹ có thể tiêm cho trẻ. Còn vắc xin 3 trong 1 thì mẹ cần đợi khi bé được 12 – 15 tháng tuổi. Vắc xin sởi cần được tiêm nhắc lại 1 mũi khi trẻ được 18 tháng còn vắc xin tổng hợp sẽ là 2 mũi lúc trẻ từ 4 – 6 tuổi.

tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Kinh nghiệm khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Trước ngày tiêm:

  • Kiểm tra sức khỏe của bé trước thời điểm đi tiêm để định hình lại sức khỏe của bé có đáp ứng đủ cho việc tiêm phòng hay không.
  • Để sẵn sổ, phiếu tiêm chủng (nếu có) vì nó ghi lại lịch tiêm chủng và thông tin các mũi tiêm quan trọng bé cần tiêm hoặc trước đó đã tiêm.
  • Vì dựa vào đó, bác sĩ sẽ có phương án tối ưu nhất cho sức khỏe của trẻ, như tiêm nhắc lại, tiêm bù hoặc tiêm thêm liều.
  • Xem lại lịch tiêm chủng của bé hoặc nếu tiêm mới thì cần tìm hiểu lịch trước hoặc liên hệ trực tiếp các đơn vị cung cấp dịch vụ tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để xác định rõ lịnh để tránh đưa trẻ đi tiêm không đúng lịch.

Trong ngày tiêm:

  • Trước khi tiêm, cha mẹ không để trẻ ăn hoặc bú quá no nhưng cũng không để bé đói để tránh việc sốc hoặc hạ đường huyết sau tiêm.
  • Cho bé mặc đơn giản để bác sĩ thuận tiện thao tác khi tiêm, không mặc quần áo quá chặt và không nên ủ ấm quá nhiều.
  • Thông báo với bác sĩ các loại thuốc, các chất hoặc thức ăn mà bé cần tránh nhằm hạn chế tối đa các phản ứng dị ứng sau tiêm.
  • Ngoài ra, mẹ cũng cần thông báo cho bác sĩ nếu bé mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính, các dị tật bẩm sinh, tiền sử bị sinh non, dị ứng hay các phản ứng thái quá nào với những lần tiêm phòng trước.
  • Yêu cầu cán bộ y tế thông báo về loại vắc xin được tiêm cho bé để hiểu những phản ứng có thể gặp sau tiêm và xin hướng dẫn theo dõi sau đó
  • Nên vệ sinh cho bé trước và sau khi tiêm phòng để tránh nhiễm trùng

Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh:

  • Trong tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, có 2 loại vắc xin sống không nên tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu…) còn ngoài ra không chống chỉ định tiêm các loại vắc xin chung với nhau.
  • Khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh thì luôn có 2 loại vắc xin sống không nên tiêm gần nhau trong vòng 4 tuần như lao, sởi, thủy đậu. Tốt nhất là các mẹ nên xin tư vấn từ bác sĩ để biết thêm thông tin về những mũi tiêm phù hợp cho bé.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Phản ứng sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

  • Đầu tiên, trẻ sẽ phải ở lại 30 phút tại địa điểm tiêm phòng để được theo dõi và xử lí kịp thời những phản ứng bất thường xảy ra 
  • Mẹ cần theo dõi sức khỏe và chăm sóc trẻ tại nhà ít nhất 1 ngày sau tiêm, như các biểu hiện tinh thần, thể trạng, sức ăn, các phản ứng dị ứng (nếu có)
  • Thông thường khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, các bé sẽ luôn bị sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm và khó chịu, quấy khóc… Tuy nhiên, những phản ứng này sẽ không còn sau 1 ngày.
  • Khi bé bị sốt, mẹ nên kiểm tra nhiệt độ 1 lần trong mỗi khoảng 2 – 4 giờ, có thể dùng các loại thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ dẫn của cán bộ y tế
  • Cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế thăm khám ngay nếu có các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm như sốt cao trên 39 độ, cơ thể co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, ngủ li bì, bú kém, bỏ bú, phát ban, khó thở, tím tái,… kéo dài trên 1 ngày

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng sẽ giúp cho các bé có khả năng chống lại những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và còn tăng sức đề kháng nữa. Thế nên mẹ hãy chú ý hết sức về lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và đưa bé đi tiêm đúng lịch nhé! 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.