Mẹ&Con – Từ một số ca tử vong do tai biến khi tiêm phòng, nhiều mẹ đã vô cùng lo lắng, thậm chí là nghỉ đến giải pháp "trốn" tiêm phòng cho con. Các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên làm như vậy và mách bạn một số mẹo để ngăn ngừa rủi ro cho trẻ như sau: Bến Tre: Bé 4 tuổi tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem Cách chăm sóc bé yêu sau khi tiêm phòng Bé 19 tháng tuổi viêm não bị nhầm với sốc vaccine

Các phản ứng bé có thể gặp phải sau khi tiêm phòng

tiem-phong 

Ảnh minh hoạ.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải phản ứng và biến chứng sau khi tiêm phòng, do cơ thể bé vẫn còn yếu ớt, dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn có thể bỏ qua việc tiêm phòng cho bé, bởi các mũi vắc xin có khả năng tăng miễn dịch, giúp bé phòng chống các loại bệnh rất tốt.

Có nhiều kiểu phản ứng sau khi tiêm vắc xin: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và rất hiếm gặp. Tùy từng loại vắc xin mà có những phản ứng khác nhau. Thông thường, sau khi tiêm phòng cho bé, phản ứng nhẹ tại chỗ vừa tiêm có thể là sưng, nóng đỏ, đau, khó chịu, mệt mỏi và còn có thể sốt nhẹ.

Những phản ứng nặng hơn sau tiêm mà mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay là:

– Bé sốt cao trên 38,5°C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, bỏ bú, sưng to quanh chỗ tiêm và các thuốc hạ sốt thông thường không đạt hiệu quả.

– Sau khi tiêm vắc xin, bé có thể sốt nhẹ 1 – 2 ngày là phản ứng bình thường. Tuy nhiên, nếu bé vẫn sốt hơn 2 ngày thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra, can thiệp kịp thời.

Những lưu ý để tiêm phòng cho bé an toàn hơn

Trước khi tiêm

– Để chắc chắn bé đã có thể sẵn sàng cho việc tiêm chủng, mẹ nên kiểm tra lại sức khoẻ của bé. Nếu bé bị sốt 3 ngày trước đó hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5 kg thì chưa thể tiêm phòng. Với các bé đang bị bệnh, cơ thể mệt mỏi, chán ăn hay rối loạn tiêu hóa, mẹ nên thông báo cho các y bác sĩ biết để họ có biện pháp phù hợp hoặc ngừng tiêm cho đến khi bé khỏe mạnh hoàn toàn.

– Trước khi cho bé đi tiêm phòng, mẹ tránh cho bé bú hoặc ăn quá no và càng không để bé trong tình trạng bụng đói vì dễ khiến bé bị hạ đường huyết sau tiêm.

– Khi đưa bé đi tiêm phòng, mẹ nên cho bé mặc đồ đơn giản, thoải mái, không bó chặt để bác sĩ có thể thao tác dễ dàng. Nếu vào mùa đông thì mẹ có thể ủ ấm cho bé, đặc biệt là phần chân, tay để tránh gió và khí lạnh lùa làm bé nhiễm lạnh.

– Trước khi đi tiêm, mẹ cũng nhớ mang đầy đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó. Bởi bé có tiền sử bệnh tật hay dị ứng với thuốc, hoá chất… bác sĩ có thể chuyển sang loại vắc xin khác nhưng cũng có tác dụng tương tự hoặc áp dụng những biện pháp khác để giảm phản ứng bất lợi cho bé. Hơn nữa, một số loại vắc xin có thể không được tiêm gần nhau trong một khoảng thời gian nào đó chỉ bác sĩ mới biết rõ.

Sau khi tiêm

– Thông thường, nếu bé sốc thuốc hay gặp những tai biến sau tiêm có thể biểu hiện từ 7 – 10 phút sau đó. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn mẹ nên ở lại cơ sở y tế theo dõi tình trạng của bé ít nhất là 30 phút. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện nào bất thường, mẹ có thể đưa bé về nhà chăm sóc và tiếp tục theo dõi.

– Trường hợp bé sốt nhẹ trong khoảng 37 – 38°C, mẹ có thể áp dụng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt bằng thuốc theo đúng liều lượng. Nếu vị trí vừa tiêm của bé sưng đỏ, mẹ có thể dùng khăn sạch bọc viên đá lạnh rồi chườm vào để giảm sưng đau cho bé. Mẹ cũng chú ý cho bé uống nước lọc và bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường.

– Nếu bé sốt cao trên 38,5°C, kèm nổi ban, co giật, tím tái hay bé quấy khóc dai dẳng, liên tục thì nên đưa bé đến ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Tags:

Bài viết liên quan