Mẹ&Con - Tiêm chủng cho trẻ là hình thức không thể thiếu, góp phẩn đảm bảo sức khỏe non nớt của trẻ sơ sin. Đây cũng là một trong những điều bắt buộc, mọi phụ huynh cần làm ngay sau khi “thăng chức”. Tai biến tiêm chủng được bồi thường đến 100 triệu đồng Hạ sốt cho bé sau tiêm chủng mẹ nhớ những điều này Đừng lơ là tiêm chủng!

Tiêm chủng cho trẻ chính là ví dụ cụ thể và hoàn hảo nhất, minh họa cho câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Tiêm chủng hiểu một các “dân giã” tức là đưa một loại vắc xin nào đó vào trong cơ thể để phòng bệnh, bảo vệ về lâu về dài cho con người. Hiểu khoa học hơn, tiêm vắc xin tức đưa vào cơ thể một kháng nguyên, kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để phòng bệnh.

Đa phần chúng ta thường chỉ nhìn thấy các loại vắc xin làm ở dạng thuốc tiêm, song một vài trường hợp ngoại lệ vắc xin còn được chế dưới hình thức giọt, dùng đường uống.

Đối với trẻ nhỏ, giai đoạn đầu khi mới sinh vì nhận được kháng thể của mẹ nên bé dễ dàng miễn dịch với một số loại bệnh. Tuy nhiên, sự miễn dịch này có thể chỉ kéo dài được khoảng 1 tháng cho tới 1 năm. Qua thời gian này, nếu không tiêm chủng trẻ có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Ho gà, uốn ván, bạch hầu, sởi, viêm gan B, viêm não Nhật Bản…

Khi con người chưa chế tạo thành công vắc xin, hầu hết trẻ mắc các căn bệnh trên đều tổn hại nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Tiêm chủng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh của trẻ xuống mức thấp nhất. Tuy không phải 100% nhưng trong trường hợp nếu mắc bệnh, bệnh tình của trẻ cũng không quá nặng và vẫn có thể nằm trong tầm kiểm soát, chữa trị.

Tiêm chủng được chia làm 2 hình thức: Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ

Tiêm chủng mở rộng

Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng được triển khai trên phạm vi cả nước, và tất cả trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đều được tiêm miễn phí. Tùy vào từng mũi tiêm, phụ huynh có thể đưa con tới các trạm xá, trung tâm y tế… chích ngừa.

Tiêm chủng dịch vụ
Khác với tiêm chủng rộng mở, tiêm dịch vụ không được miễn phí và thường giới hạn số lượng trẻ. Phụ huynh có thể tiêm dịch vụ cho con khi muốn chọn loại thuốc/ mũi tiêm khác không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, theo gợi ý của bác sĩ. Địa điểm tiêm dịch vụ không chỉ giới hạn tại các bệnh viện trong mà còn cả ngoài nước, tùy vào điều kiện kinh tế từng gia đình.

Tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 1 tuổi: Những điều mẹ cần biết 4

Năm đầu đời rất quan trọng đối với trẻ, hãy đưa con đi tiêm chủng đúng định kì. (Ảnh minh họa)

Từ 0 -1 tuổi, trẻ tiêm gì?

Những mũi tiêm chủng cho trẻ bắt buộc từ 0 -1 tuổi:

1. Sơ sinh:
Rất nhanh chóng, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh trẻ sẽ được các bác sĩ tiến hành mũi tiêm đầu đời – tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B.

Giống như tên gọi, vắc xin viêm gan siêu vi B là loại vắc xin giúp cơ thể trẻ chống lại virus viêm gan B, lây truyền qua máu và dịch tiết cơ thể. Mũi tiêm này sẽ được nhắc lại một liều khi trẻ được 1 – 2 tháng tuổi và 1/3 liều khi trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi. Tiếp đến là tiêm phòng BCG – vắc xin phòng bệnh lao mũi 1 và vắc xin phòng bại liệt sơ sinh mũi 1.

Riêng vắc xin phòng bệnh lao, chỉ tiêm duy nhất 1 liều trong đời.

2. Khi trẻ được 1 tháng:
Tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan siêu vi B.

3. Khi trẻ được 2 tháng:
Bước sang tháng thứ 2, trẻ bắt đầu được tiêm phòng 8 loại bệnh mũi 1: Bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm phổi do trực khuẩn Haemophilus typ B gây ra, viêm phế quản, viêm họng, viêm màng não. Tiếp tục nhắc lại viêm gan B mũi 3.
Để giảm số lần tiêm cho trẻ, mẹ có thể chọn tiêm vắc sin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Trong khoảng thời gian này bạn cũng nên cho con uống thêm vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra.

4. Khi trẻ được 3 tháng:
Tháng thứ 3, trẻ chủ yếu tiêm mũi 2 các loại vắc xin phòng 8 loại bệnh mà ở tháng thứ 2 đã tiêm mũi 1.

5. Khi trẻ được 4 tháng:
Tương tự như ở tháng thứ 3, tháng thứ 4 trẻ tiếp tục được tiêm nhắc lại mũi 3, phòng tránh 8 loại bệnh trên: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do trực khuẩn Haemophilus typ B gây ra.

6. Khi trẻ được 6 tháng:
Tiêm phòng cúm rất cần thiết trong giai đoạn này. Trẻ sẽ được tiêm 1 mũi tiêm chống các chổng cúm A (H1N1, H3N2) và một chủng cúm B. Mũi thứ 2 nhắc lại sau đó 1 tháng.

Bắt đầu từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 35, mỗi năm trẻ cần tiêm 2 mũi, liên tiếp trong 2 tháng.

7. Khi trẻ được 9 tháng:
Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh chuyện tháng thứ 9 nên tiêm vắc xin phòng sởi hay tiêm vắc xin 3 trong 1? (Vắc xin kết hợp phòng 3 loại bệnh sởi, rubella, quai bị). Câu trả lời là khi trẻ bước sang tháng thứ 9, mẹ nên đưa con tiêm vắc xin phòng sởi thôi. Nếu muốn tiêm vắc xin 3 trong 1, tốt nhất là đợi đến khi trẻ được 12 – 15 tháng.

Vắc xin phòng sởi tiêm nhắc lại 1 mũi khi trẻ 18 tháng, vắc xin 3 trong 1 tiêm nhắc lại trong thời gian trẻ được 4 – 6 tuổi.

8. Khi trẻ được 12 tháng:
Ngoài việc tiêm nhắc lại viêm gan B mũi 4 sau 8 tháng tiêm nhắc lại mũi cuối, trẻ còn cần được tiêm 2 mũi phòng viêm não Nhật Bản. Mỗi mũi tiêm có thể cách nhau từ 1 – 2 tuần, sau một năm mới cần tiêm nhắc lại mũi 3.

Ngoài ra, trẻ con được tiêm 1 mũi phòng thủy đậu và nhắc lại khi chúng được 4 đến 6 tuổi.

Lưu ý: Trong suốt quá trình tiêm chủng cho trẻ, vì một lý do nào đó mà mẹ để lỡ mũi tiêm định kỳ cho trẻ (trí nhớ kém, nhà có việc đột xuất…) thì cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung ngay sau đó, càng sớm càng tốt. Không được “quên luôn” hoặc bỏ qua mũi tiêm định kì đó. Tiêm chủng theo đúng định kỳ sẽ giúp vắc xin phát huy được tối đa công dụng vốn có.

Tags:

Bài viết liên quan