Theo các chuyên gia, một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể của chúng ta được nghỉ ngơi, phục hồi lại năng lượng đã mất sau một ngày dài làm việc, học tập vất vả. Thế nhưng đến nay, vẫn còn rất nhiều người chưa ý thức được việc thức khuya có hại như thế nào với sức khỏe, và liên tục duy trì thói quen sinh hoạt xấu này.
Thường xuyên thức khuya được cho là nguyên nhân gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo các bác sĩ, việc thức khuya liên tục trong một thời gian dài sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến không chỉ sức khỏe thể chất, tinh thần mà cả vẻ ngoài của bạn.
Vậy cụ thể, thức khuya có hại như thế nào? Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu nhé!
Thức khuya có hại như thế nào đối với sức khỏe ?
Ảnh hưởng đến trí nhớ
Theo thống kê, tỷ lệ người duy trì thói quen thức khuya thường có xu hướng bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với những người ngủ sớm, điều độ và đủ giấc. Theo các chuyên gia, thời gian ban đêm chính là thời điểm lý tưởng để bộ não được nghỉ ngơi và ghi nhớ lại tất cả những hoạt động đã diễn ra trong suốt một ngày.
Thế nên, việc bạn thường xuyên thức khuya sẽ làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ của não bộ, trong khi thời gian nghỉ ngơi của bộ não bị thu ngắn lại.
Không chỉ vậy, việc thức quá khuya, giấc ngủ không chất lượng còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu vào sáng hôm sau. Nếu thường xuyên thức khuya, bạn thậm chí còn đối mặt với những nguy cơ về rối loạn tâm thần như mất ngủ, hay quên, cảm thấy lo lắng, dễ nổi nóng, cáu gắt và căng thẳng kéo dài…
Xem thêm: 7 loại rối loạn giấc ngủ không thực tổn phổ biến
Chính vì thế, việc ngủ đúng giờ, và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.
Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Theo các bác sĩ, khi chúng ta thường xuyên thức khuya, cơ thể sẽ dễ bị thiếu hụt năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và làm giảm sút sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.
Chính vì thế, những người có thói quen thức khuya sẽ dễ dàng bị mắc các chứng bệnh do vi sinh vật gây nên như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp cao hơn sơ với người có thói quen sinh hoạt khoa học.
Thức khuya có hại như thế nào đến nội tiết ?
Có thể bạn chưa biết, trong thời gian ngủ cơ thể của chúng ta sẽ thực hiện quá trình bài tiết ra hormone cân bằng. Điều này giúp cơ thể của chúng ta tránh rơi vào tình trạng rối loạn nội tiết.Do đó, những người thường xuyên thức khuya hoặc ngủ thiếu giấc sẽ khiến cho quá trình sản sinh hormone bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng mất cân bằng.
Xem thêm: Thức khuya có làm rụng tóc ?
Đặc biệt đối với phụ nữ, nếu thường xuyên thức khuya sẽ có nguy cơ gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là tăng nguy cơ u xơ tử cung cao.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Theo giải thích từ các chuyên gia, các tế bào niêm mạc của dạ dày có khả năng tự tái tạo và hồi phục vào thời gian ban đêm, đặc biệt là trong lúc chúng ta đi ngủ. Do đó, việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho các tế bào này không có thời gian được nghỉ ngơi đầy đủ và dẫn tới việc suy yếu dần.
Không chỉ vậy, việc thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục sẽ dẫn tới nguy cơ làm nặng hơn tình trạng bệnh nếu đã mắc bệnh trước đó.
Bên cạnh đó, nếu thức để làm việc và thường xuyên cảm thấy căng thẳng, áp lực hoặc thức khuya để xem chương trình có tính chất kích thích, gây hồi hộp cho cơ thể cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thức khuya có hại như thế nào đến thị lực
Khoa học đã chứng minh, ban đêm chính là thời điểm mà mắt của chúng ta cần được nghỉ ngơi sau một ngày làm , việc liên tục. Do đó, khi bạn thức quá khuya, mất ngủ đồng nghĩa với việc mắt bạn phải tiếp tục làm việc, cộng với điều kiện không đủ ánh sáng…điều này nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực.
Theo đó, nếu thức khuya làm việc cùng các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại) sẽ khiến mắt của chúng ta điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Nếu mắt càng nhìn trong thời gian dài ở điều kiện thiếu ánh sáng, sẽ khiến mắt chúng ta tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và điều này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt khô và mỏi.
Bên cạnh đó,, ánh sáng phát ra từ màn hình máy tính hay điện thoại là ánh sáng xanh. Khi bạn thức khuya làm việc vào ban đêm, mức độ tập trung cao sẽ khiến đôi mắt của bạn tập trung vào lượng ánh sáng này nhiều hơn so với bình thường. Và theo các chuyên gia, ánh sáng xanh có thể đâm xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu đến đáy mắt và gây tổn thương võng mạc.
Theo đó, việc tổn thương mắt do ánh sáng xanh gây ra được xem là những tổn thương vĩnh viễn và sẽ tích lũy dần theo thời gian và có thể dẫn đến những bệnh về mắt cực nguy hiểm, một trong số đó là bệnh thoái hóa điểm vàng. Có thể nói, căn bệnh thoái hóa điểm vàng ngày này đang dần trẻ hóa và trở nên phổ biến hơn.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng xanh là một tác nhân thúc đẩy bệnh phát triển sớm.
Thức khuya có hại như thế nào đến thị lực của bạn?
Thức khuya có hại như thế nào đến nhan sắc của bạn ?
Ảnh hưởng đến làn da
Theo các chuyên gia, ban đêm chính là thời điểm lý tưởng để các tế bào da được tái tạo, mức độ tái tạo vào ban đêm nhanh hơn so với ban ngày. Chính vì thế, việc các bạn đặc biệt là phái đẹp có thói quen thức khuya sẽ khiến cho hoạt động tái tạo và điều tiết các tế bào da trở nên thất thường.
Điều này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến chức năng của da, khiến da bị lão hóa sớm, xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, lâu dần sẽ dẫn đến khô da, và đặc biệt là nổi mụn trứng cá…
Thức khuya gây ra quầng thâm mắt
Thức khuya có hại như thế nào ? Theo các chuyên gia, nếu bạn không cho phép cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ, thay vào đó là thường xuyên thức khuya sẽ dẫn đến tình trạng lưu thông máu quanh mắt trở nên yếu kém dần. Điều này về lâu dài sẽ xuất hiện quầng thâm quanh mắt, hoặc các vệt máu trong lòng trắng của mắt và bọng mắt ảnh hưởng tiêu cực đến vẻ ngoài của bạn.
Đến nay, bạn đã biết thói quen thức khuya có hại như thế nào rồi chứ. Do đó, để tránh những tác hại xấu cho sức khỏe và nhan sắc, ngay từ bây giờ, hãy luyện tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc nhé!
Gợi ý: 6 mẹo vệ sinh giấc ngủ