Mẹ&Con – Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi gồm những gì? Bé cần bổ sung những chất dinh dưỡng nào? Giờ ăn? Cách ăn và những lưu ý khi cho bé ăn ra sao? Cùng Mẹ&Con tìm hiểu nhé!

7 tháng tuổi là giai đoạn bé nhà bạn bắt đầu thiết lập những thói quen ăn uống mới. Ngoài sữa mẹ bé đã quen với việc ăn dặm và bắt đầu có thể ăn đa dạng các loại thức ăn để khám phá nhiều hơn về mùi vị. Cùng Mẹ&Con xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng một cách đầy đủ và khoa học nhất để bé phát triển toàn diện về trí tuệ cũng như sức khỏe mẹ nhé!

Dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi

Bé 7 tháng tuổi có một dạ dày rất nhỏ nên chỉ cần một lượng thức ăn nhỏ cho mỗi lần ăn.

Giai đoạn 7 tháng tuổi là giai đoạn bé đã làm quen với việc ăn dặm nên cơ thể trở nên cứng cáp hơn, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn và nhu cầu về dinh dưỡng cũng tăng lên. Lúc này, vị giác của bé đã có thể ăn đa dạng các loại thức ăn và phân biệt được về vị, mùi thơm, độ mền và màu sắc của thức ăn. Việc ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp cho bé bổ sung đầy đủ dưỡng chất cũng như năng lượng để bé trườn bò, phát triển cơ thể.

Ngoài các loại vitamin và khoáng chất cần thiết như: A, B1, C, sắt, kẽm, protein, kali, omega3, phốt pho…Bên cạnh đó, cơ thể bé trong giai đoạn này phải được bổ sung canxi, cacbonhidrate và vitamin D đầy đủ để hỗ trợ cho việc phát triển hệ xương và răng của trẻ.

Mẹ có thể tham khảo lượng dưỡng chất cần thiết cho một ngày của bé trong bảng sau để điều chỉnh nguyên liệu thực phẩm khi nấu phù hợp với nhu cầu của bé.

Biểu đồ các chất dinh dưỡng cho bé

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Ngoài sữa mẹ, bạn có thể cho bé ăn 2 – 3 bữa/ngày.

Thành phần một bữa ăn của bé 7 tháng tuổi gồm 3 thành phần chính: tinh bột có trong cơm, mì…, chất xơ có trong rau, củ… và chất đạm có trong thịt, trứng, cá… nhưng lượng thức ăn và hình thái thức ăn đã thay đổi. Bé đã có thể dùng lưỡi đưa thức ăn xuống cổ họng, nên mẹ không nhất thiết nấu cháo ăn dặm cho bé là cháo lỏng xay nhuyễn mà có thể cho ăn cháo nấu đặc hơn. Thức ăn của bé có thể ninh nhừ, nghiền nát hoặc làm sánh để bé tập nhai.

Trong đồ ăn hằng ngày của bé, mẹ có thể cho bé làm quen với các loại thức ăn mới mà bé không được ăn trong giai đoạn trước đó như các loại thịt đỏ và cá. Mẹ có thể nấu thịt, cá chung với các loại rau, củ, quả… để làm phong phú khẩu vị và dưỡng chất của bé. Tuy nhiên, đừng cho bé ăn quá nhiều thịt đỏ, cá vì nó có thể ảnh hưởng đến thận và chức năng gan của bé.

thực đơn ăn dặm

Trên đây là thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi được viện dinh dưỡng đề xuất để giúp các mẹ tham khảo khi xây dựng thực đơn cho con.

Cho bé ăn dặm vào thời điểm nào trong ngày?

thời điểm cho bé ăn dặm

Đây là bảng thời gian biểu dành cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm, mẹ có thể tham khảo để điều chỉnh giờ ăn hợp lí cho bé, giúp bé hấp thu đầy đủ và tối ưu nhất lượng chất khi đưa vào cơ thể.

Những nguyên tắc cần chú ý khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

Không nên cho trẻ ăn dặm sau 7 giờ tối. Từ sau 7 giờ trở đi đến sáng hôm sau, nếu bé đói, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ hoặc bổ sung từ 1 – 2 lần sữa ngoài với những mẹ ít sữa.

Không nêm nếm gia vị vào thức ăn của bé. Mặc dù, đây là giai đoạn bé đã nhận biết được mùi vị nhưng do thận của bé chưa phát triển hoàn chỉnh nên mẹ tuyệt đối không được nêm gia vị vào thức ăn của bé để bảo vệ thận của bé.

Khi nấu cháo cho trẻ, nên áp dụng theo tỉ lệ 1:7, tức 10gr gạo thì nấu với 70 ml nước. Ngoài ra, đừng quên nêm từ 2 – 3 thìa dầu ăn trẻ em khi nấu để đảm báo cung cấp đầy đủ nhóm chất béo cho bé.

Nên kiểm tra xem bé có dị ứng thức ăn hay không bằng cách cho bé nếm thử và chờ trong ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu món mới. Nếu xảy ra các trường hợp nôn, ói hay mẫn ngứa nên ngừng ngay lại và đưa trẻ đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp.

Nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi cách chế biến để tránh gây cảm giác nhàm chán cho bé. Nhưng với mỗi món mới, bạn nên cho bé ăn liên tục vài lần trước khi giới thiệu món khác, để cho bé kịp làm quen và chấp nhận mùi vị mới.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan về thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo để việc ăn uống của con không còn là nỗi lo khi vào bếp của các bà mẹ nữa nhé!

Tags:

Bài viết liên quan