Mẹ và Con - Cơ thể con người luôn nhạy cảm trước thời tiết giao mùa và mất cảnh giác trong việc giữ gìn sức khỏe mà không biết rằng thời tiết lúc này có ảnh hưởng không tốt lên cả tinh thần lẫn cơ thể.

Vào những khi thời tiết giao mùa thì chúng ta luôn cảm thấy không được khỏe hoặc nôn nao khó chịu. Dưới góc nhìn khoa học thì thời gian này quả thật có ảnh hưởng rất nhiều đến không chỉ sức khỏe sinh lý mà còn là tâm lý của con người. Cùng Mẹ và Con tìm hiểu xem sao nhé! 

1. Con người có phản ứng với thời tiết giao mùa?

Theo quan sát của các nhà khoa học với động vật thông thường, những lúc giao mùa là thời điểm thay đổi trong sinh hoạt của tất cả các loài động vật đang sinh trưởng. Tuy con người tuy không có biểu hiện rõ ràng, nhưng vẫn có phản ứng cơ thể với những thay đổi với thời tiết giao mùa.

Con người bị ảnh hưởng cả về mặt tâm lý và sinh lý trong điều kiện thời tiết thay đổi, có thể gây ra 1 vài hậu quả nghiêm trọng nếu không được chú ý. Chính vì vậy mà thời tiết giao mùa, chúng ta càng nên cẩn thận hơn trong việc giữ gìn sức khỏe. 

thời tiết giao mùa

2. Thời tiết giao mùa và phản ứng cơ thể: 

Da bạn sẽ khô hơn khi giao mùa

Phản ứng phổ biến nhất khi thời tiết giao mùa chính là việc da mất đi độ ẩm và trở nên khô hơn. Những đặc điểm thường thấy chính là việc chúng ta thoa son dưỡng môi nhiều hơn và thậm chí có thể sử dụng kem dưỡng ẩm dày hơn để tránh tình trạng bong tróc do thiếu ẩm. Điều này có thể do nhiệt độ và độ ẩm giảm hoặc lên xuống thất thường buộc da phải làm việc nhiều hơn để duy trì độ ẩm.

Theo các bác sĩ da liễu, các tế bào biểu bì phát triển mạnh nhất trong điều kiện phù hợp. Điều này có nghĩa là mỗi sự thay đổi thời tiết hay khi thời tiết giao mùa sẽ giống như một cú sốc đối với hệ thống các tầng biểu bì dưới da, phá vỡ sự cân bằng hóa học điển hình của da: gây khô da và đôi khi khiến mụn trứng cá mọc lên nghiêm trọng.

Tăng cân

Trên góc nhìn khoa học, thời gian khi thời tiết giao mùa trong những khoảng giữa và cuối năm thì phản ứng cơ thể của chúng ta là tình trạng tăng khả năng kháng insulin.

Điều đó có nghĩa là gan của chúng ta tăng cường sản xuất chất béo để lưu trữ chất béo trong các mô của mình để chuẩn bị cho những ngày se lạnh của những tháng cuối năm. Đây là hiện tượng đặc thù do cơ thể của tổ tiên chúng ta sẽ tích trữ mỡ vào mùa đông lạnh.

Cách tốt nhất để chống lại việc tích tụ chất béo ở các mô và cơ là xây dựng một chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học và lành mạnh. Tập thể dục nhịp điệu (aerobic) hoặc bơi lội hay chạy bộ đều đặc biệt hiệu quả trong việc kích thích sự trao đổi chất và đốt cháy calo ở mức cao. Từ đó mới không dễ bị tăng cân trong lúc thời tiết giao mùa. 

Dị ứng

Dị ứng theo mùa có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết giao mùa nói chung và khả năng dẫn đến các đợt bùng phát dị ứng trên cơ thể nói riêng. Mặc dù điều này chưa được chứng minh bằng những nghiên cứu, nhưng người ta vẫn thường thấy có mối liên hệ giữa các chất gây dị ứng và thời tiết giao mùa. Một giả thuyết liên quan đến việc tiếp xúc với một số chất gây dị ứng nhất định (ví dụ như phấn hoa theo mùa) với tác nhân kích hoạt phản ứng miễn dịch và gây viêm.

Những cách để phòng ngừa dị ứng trong thời tiết giao mùa có thể được tham khảo dưới đây:

  • Uống thuốc theo chỉ định và dùng thuốc dị ứng khi cần thiết  
  • Tìm ra những yếu tố gây dị ứng khiến phản ứng cơ thể ghi nhớ
  • Hạn chế việc tiếp xúc với chúng trong khoảng thời gian thời tiết giao mùa

thời tiết chuyển mùa

Hãy đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe tim mạch

Mặc dù cơ thể chúng ta có các cơ chế phản ứng được thiết lập để giảm bớt những cú sốc với thời tiết giao mùa, nhưng đôi khi thời tiết của những ngày trở trời lại mang theo những mối đe dọa và biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cho sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tỷ lệ đau tim trong thời tiết giao mùa với những tháng cuối năm cao hơn bao giờ hết. Một nguyên nhân là do hệ miễn dịch suy yếu và huyết áp cao hơn, hoạt động ngoài trời vất vả có thể gây căng thẳng nghiêm trọng cho tim, khiến mọi người có nguy cơ bị đau tim cao hơn nhiều.

Thiếu nước

Khi thời tiết nóng bức, tình trạng mất nước vì nắng nóng sẽ phổ biến hơn bình thường. Điều này càng nguy hiểm hơn khi bạn bị tiêu chảy mạn tính hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ ruột già. Trong trường hợp này, lời khuyên dành cho bạn để giữ gìn sức khỏe chính là hãy đảm bảo lượng nước trong cơ thể của mình luôn đủ. Dưới đây là một vài lời khuyên để cơ thể không bị tình trạng thiếu nước:

  • Bổ sung nước lọc là lựa chọn tốt nhất để không bị thiếu nước
  • Luôn giữ bên mình một chai nước để nhắc nhở uống nước
  • Uống nhiều trà thảo mộc và nước ép từ trái cây và rau tươi 
  • Sử dụng các loại nước có chứa nhiều khoáng chất và ít đường
  • Tránh sử dụng những sản phẩm chứa nhiều caffeine như cà phê, trà đen, soda hay nước tăng lực
  • Kiểm tra màu nước tiểu vì nó sẽ báo cho bạn biết cơ thể của bạn có thực sự cần bổ sung nước

Thời tiết giao mùa có thể khiến bạn bị cảm cúm hoặc viêm phổi

Các nhà khoa học lưu ý rằng vào lúc thời tiết giao mùa thì nhiệt độ thay đổi sẽ tạo ra một môi trường thân thiện hơn cho vi rút cảm lạnh và cúm. Thật không may rằng điều này khiến chúng ta đặc biệt dễ bị bệnh hơn bình thường.

Vì lý do này, bạn bắt buộc phải chú ý đến lịch tiêm chủng của mình để phòng ngừa những loại bệnh cảm lạnh hoặc cúm. Nếu bạn chưa tiêm phòng cúm hoặc viêm phổi, hãy dành ra cho bản thân một ngày để đến những trung tâm tiêm ngừa.

Một lý do khiến việc bị cúm và lây cảm từ người khác có thể gia tăng trong thời gian thời tiết giao mùa là do tình trạng nhiễm trùng và lây lan qua không khí phổ biến hơn.

Hãy luôn đảm bảo giữ cho bản thân khỏe mạnh và không bị cảm cúm bằng cách rửa tay thường xuyên (rửa trong 20 giây với xà phòng và nước). Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay và sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với những người bị cảm lạnh.

3. Thời tiết giao mùa và phản ứng về mặt tâm lý

Thời tiết giao mùa không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn đến tâm lý của con người mà chúng ta có thể chưa xem trọng nó. Điển hình là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa – Seasonal Affective Disorder.

SAD hay còn gọi là triệu chứng rối loạn cảm xúc theo chu kỳ, thường là vào những thời điểm nhất định hằng năm hoặc vào những lúc thời tiết giao mùa. SAD khiến cơ thể tiết ra hormone melatonin vào ban đêm của mùa đông hơn là mùa hè. Chúng khiến mọi người có xu hướng ngủ nhiều hơn ngay cả khi cơ thể họ đã được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Theo Psychology Today, vào những thời điểm thời tiết giao mùa như mùa đông hay mùa mưa, việc thiếu hụt ánh sáng cũng ảnh hưởng đến chứng bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa này. Thậm chí, chúng còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con người như việc thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể, giảm nồng độ serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm xúc, mất cân bằng nồng độ melatonin – loại hormone giúp điều khiến giấc ngủ.

Điều này sẽ khiến cho giấc của của bạn đảo lộn hoặc bạn sẽ gặp phải chứng ngủ quá mức khi không khí bắt đầu có sự thay đổi lúc thời tiết giao mùa.

thời gian giao mùa

Các giai đoạn trầm cảm theo mùa và chứng ngủ quá mức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của con người và ức chế khả năng hoàn thành các nhiệm vụ thiết yếu của chúng ta. Vì lý do này, điều quan trọng là phải chú ý đến những thay đổi về sức khỏe của bạn mỗi khi thời tiết giao mùa.

Nếu bạn cảm thấy mình bị SAD, hãy đến nói chuyện với bác sĩ tư vấn tâm lý về việc tiếp nhận trị liệu bằng ánh sáng. Điều quan trọng là bạn phải chắc chắn rằng phương pháp trị liệu bằng ánh sáng sẽ giúp ích cho tình trạng của bạn cải thiện để không bị SAD vào lúc thời tiết giao mùa và không có ảnh hưởng tiêu cực để dẫn bất kỳ chứng rối loạn nào khác.

4. Thời tiết giao mùa và cách để vượt qua

Điều tốt nhất bạn nên làm là lắng nghe phản ứng cơ thể của chính mình. Đừng thúc ép bản thân phải chịu đựng quá sức trong điều kiện thời tiết giao mùa mà bạn biết là sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Tập theo dõi cảm giác và tình trạng cơ thể trong suốt cả năm để lưu lại bất kỳ những thay đổi có thể liên quan đến thời tiết giao mùa.

Trong những tháng ấm hơn, hãy tận hưởng ánh nắng mặt trời và giữ đủ nước cho cơ thể. Trong những tháng trời se lạnh hoặc lạnh, hãy chú ý giữ gìn sức khỏe và đề phòng cảm lạnh thông thường.

Trong năm nên tranh thủ thời gian để chăm sóc khỏe toàn diện như bao gồm kiểm soát căng thẳng, cân bằng dinh dưỡng, chăm vận động thể dục thể thao và thăm khám bác sĩ khi thường xuyên nếu được.

Lời khuyên tốt nhất để giữ gìn sức khỏe khi thời tiết giao mùa là chú ý đến thực phẩm bạn ăn và duy trì vận động thể dục thể thao nhiều nhất có thể.

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm soát cân nặng vào những ngày nghỉ lễ và duy trì, kiểm soát lượng đường huyết bằng cách theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên.

Để tăng cường khả năng miễn dịch, sau đây là một vài loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để giúp bạn giữ gìn sức khỏe và vượt qua thời tiết giao mùa đầy khó chịu:

  • Vitamin C: trái cây thuộc họ cam quýt, rau lá xanh, ớt chuông
  • Vitamin E: hạnh nhân, đậu phộng, bơ
  • Vitamin A: cà rốt, khoai lang, bí đao
  • Vitamin B9 (Folate): rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc tăng cường
  • Sắt: thịt bò, thịt gà, đậu, bông cải xanh
  • Selen: cá ngừ, quả hạch Brazil, thịt heo, thịt gà
  • Kẽm: hàu, cua, đậu gà, các loại đậu
  • Vitamin D: cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá mòi), nước ép trái cây và ngũ cốc tăng cường

giao mùa

Thời tiết thay đổi sẽ khiến cho tâm trạng cũng như cơ thể của con người cảm thấy nôn nao và khó chịu. Hãy luôn chú ý bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe hay duy trì một nếp sinh hoạt lành mạnh để giữ gìn sức khỏe, giúp dễ dàng vượt qua thời tiết giao mùa, bạn nhé! 

Bài viết liên quan